Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM

Tô Cường | 24/01/2024, 15:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dự án mở rộng đường Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý đã được Khu quản lý giao thông đô thị lập dự án từ năm 2005 với kinh phí khoảng 500-600 tỷ đồng. Nhưng do khó khăn về vốn nên chưa được triển khai. Đến nay, sở Giao thông vận tải tiếp tục đề xuất dự án với số vốn hơn 5.000 tỷ.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 1.

Đường Trường Chinh và Tân Kỳ Tân Quý là điểm nóng tắc đường bậc nhất TPHCM do đây là cửa ngõ trục chính phía Tây Bắc nhưng lại có mặt đường quá hẹp, trong khi số lượng xe lưu thông rất lớn. Ảnh: Anh Tú.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 2.

Để xoá nút thắt cổ chai tại đây, năm 2005 Khu quản lý giao thông đô thị TPHCM đã lập dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng 2 tuyến đường từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 500-600 tỷ đồng. Nhưng do thiếu vốn nên dự án chưa được triển khai. Đến năm 2010, dự án lại được Khu quản lý giao thông đô thị số 1 trình lên với số vốn 1.500 tỷ đồng. Năm 2017, đơn vị này tiếp tục trình lên kế hoạch với số tiền 2.606 tỷ đồng. Và đến cuối năm 2023, con số này lên đến 5.000 tỷ. Như vậy, mức đầu tư dự án này đã tăng 10 lần, lên khoảng 4.500 tỷ sau 18 năm.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 3.

Cụ thể, dự án mở rộng đường Trường Chinh, từ đường Cộng Hòa đến đường u Cơ, dự kiến sẽ kéo dài 765 mét và mở rộng lên 30 mét (từ mức hiện tại là khoảng 10-12 mét), tạo ra 6 làn đường cho xe cộ lưu thông. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này là khoảng 3.750 tỷ đồng, tương đương khoảng 5 tỷ mỗi m và sẽ được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 4.

Trong khi đó, dự án nâng cấp và mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, từ đường Cộng Hòa đến đường Lê Trọng Tấn, sẽ có chiều dài 636 mét và mở rộng lên 30 mét (tăng từ mức hiện tại là khoảng 8 mét), cũng với 6 làn xe. Dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn tổng cộng 1.345 tỷ đồng và được triển khai từ năm 2024 đến năm 2027. Hiện nay diện tích mặt đường chỉ vừa đủ cho 2 xe ô tô đi qua, có đoạn chỉ cần 1 chiếc đi vào đã gây ùn tắc.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 5.

Mục tiêu chính của kế hoạch này là giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông đã kéo dài nhiều năm qua tại cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, loại bỏ các điểm nút thắt cổ chai. Tuy nhiên, qua nhiều lần tăng tổng mức đầu tư từ 500 tỉ đồng (thời điểm 2005) và cuối cùng là 5.000 tỉ (năm 2023) hiện tình trạng kẹt xe vẫn ám ảnh người dân quận Bình Tân khi đi qua đoạn đường này mỗi ngày.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 6.

Trong đó, đoạn kẹt nghiêm trọng nhất là nút giao Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh kéo dài 300 m đến nút giao u Cơ - Trường Chinh. Tuy chỉ 300 m nhưng vào những khung giờ cao điểm, người tham gia giao thông có thể mất từ 15 - 30 phút để vượt qua đoạn ùn tắc này.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 7.

Ông Sang, người đã sống ở đường Tân Kỳ Tân Quý hơn 30 năm chia sẻ tình trạng ùn tắc đã diễn ra hơn chục năm. Nguyên nhân là do trong đoạn đường 300 m kể trên có đến 3 ngã 3 nằm gần nhau và tất cả đều dẫn đến những con đường huyết mạch vào trung tâm thành phố như đường Tân Sơn Nhì, u Cơ và Trường Chinh.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 8.

Ba giao lộ mang tính “huyết mạch” mà ông Sang nói tới. Trong đó, đường Tân Sơn Nhì dẫn đến trung tâm hành chính quận Tân Phú, đường Tân Kỳ Tân Quý dẫn ra Quốc Lộ 1A, cũng là đường ngắn nhất từ QL1A đến sân bay Tân Sơn Nhất, còn đường u Cơ thì dẫn đến trung tâm quận 11.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 9.

Ở đầu bên kia của tâm điểm ùn tắc, những người di chuyển từ đường Âu Cơ đổ ra Trường Chinh cũng chịu số phận tương tự. Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong thời gian chờ mở rộng đường, để giảm kẹt xe, đoạn đường này sẽ được lắp dải phân cách di động để điều tiết, phân luồng thay vì tình trạng phương tiện đan xen nhau dẫn đến ùn ứ như hiện nay.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 10.

Tuy có sự hiện diện của cảnh sát giao thông, nhiều người điều khiển phương tiện vẫn bất chấp chạy lên lòng lề đường để nhanh chóng “thoát” khỏi điểm kẹt. Các chiến sĩ CSGT trực tại điểm nóng này chia sẻ: “Chúng tôi cũng thường xuyên túc trực tại đây những giờ cao điểm để điều tiết giao thông. Quãng đường này bây giờ đã đỡ ùn tắc hơn ngày xưa nhiều rồi”.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 11.

Dấu hiệu đáng mừng là đoạn Tân Kỳ Tân Quý qua nghĩa trang Bình Hưng Hòa và Kênh Nước Đen đã hoàn thành giải phóng mặt bằng khiến con đường trở nên rộng rãi, thông thoáng hơn. Dự kiến đoạn đường này sẽ hoàn thành vào quý 4 - 2024, cũng là đoạn được hoàn thành sớm nhất dự án mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 12.

Nhiều hộ dân trên đường Tân Kỳ Tân Quý cũng đã nhận khoản đền bù di dời qua từng năm. Nhiều dãy nhà trên con đường này cũng đã được bàn giao mặt bằng. Phía Công ty Điện lực TPHCM cũng sẽ thực hiện di dời đồng bộ lưới điện hiện hữu và ngầm hóa công trình điện để đảm bảo việc tiếp tục cung cấp điện cho người dân trong khu vực.

Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM - Ảnh 13.

Người dân ở nút giao Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh cũng đang từng ngày mong mỏi dự án này hoàn thành. “Tôi chỉ mong nhà nước sớm mở rộng đường xá để thuận tiện trong việc làm ăn sinh sống” - Ông Sang chia sẻ thêm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án mở rộng đường đội vốn 10 lần sau 18 năm, có đoạn tốn gần 5 tỷ mỗi m ở TP.HCM