Dự báo những khó khăn, thách thức khi xây dựng Luật Nhà giáo

22/09/2023, 15:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Luật Nhà giáo là luật mới, đối tượng tác động lớn nên trong quá xây dựng, cần dự báo những khó khăn, thách thức.

Nhấn mạnh, một số nhiệm vụ trọng tâm cần làm trong thời gian tới; Thứ trưởng trao đổi:

Một là, phải tổng kết, rà soát các văn bản, các quy định của Đảng, Nhà nước về đội ngũ nhà giáo để tạo nên sự thống nhất, không chồng chéo, không trùng lặp, cái gì ưu điểm thì phát huy, cái gì còn khoảng trống, chưa rõ hoặc chưa đảm bảo nguyên tắc thì phải rà soát cho kỹ.

Hai là, phải xác định những bất cập để khắc phục. Bất cập đó là gì, nội dung nào?

Ba là, phải tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến chuyên gia, nhà giáo, nhân dân và những người chịu sự tác động của luật, kể cả học sinh, sinh viên.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông.

Theo Thứ trưởng, việc tổ chức lấy ý kiến trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo là trách nhiệm của các sở GD&ĐT và không tổ chức qua loa, đại khái. Xây dựng Luật Nhà giáo là công việc trọng tâm của toàn ngành trong năm nay và năm 2024. Khi chúng ta huy động trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của hàng triệu giáo viên, cán bộ quản lý thì chất lượng Luật sẽ tốt.

Các chuyên gia, nhà khoa học và hơn 300 đại biểu tham dự Hội thảo. ảnh 2

Các chuyên gia, nhà khoa học và hơn 300 đại biểu tham dự Hội thảo.

Cần nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng

Trước đó, chiều 21/9, từ hơn 300 đại biểu tham dự Hội thảo, Ban tổ chức đã thành lập 7 nhóm để nghiên cứu, thảo luận về một số nội dung cơ bản trong Khung đề cương Luật Nhà giáo.

Chia sẻ về kết quả làm việc nhóm, ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, các nhóm đều khẳng định, việc xây dựng Luật Nhà giáo là cần thiết. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng.

Việc xây dựng Luật Nhà giáo phải đảm bảo tháo gỡ được các vướng mắc trong công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo mà địa phương đang gặp phải. Quy định Luật Nhà giáo độc lập với Luật Viên chức và cần tăng cường vai trò quản lý trực tiếp của ngành Giáo dục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo.

Ngoài ra, các nhóm cũng đề nghị, trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT nghiên cứu các luật có liên quan như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Viên chức… để đảm bảo tính thống nhất. Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng cán bộ quản lý giáo dục gồm: cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT trong khái niệm nhà giáo.

Bên cạnh đó, việc tự chủ trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo cần theo định hướng của cơ quan quản lý. Mặt khác, các nhóm cũng đề xuất, bổ sung thêm quyền của nhà giáo trong việc dạy thêm.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên nên tiếp tục theo hạng chức danh nghề nghiệp, không thay đổi quy định theo cách: giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp.

Ngoài xem xét lại sự cần thiết của việc cấp giấy phép nghề nghiệp nhà giáo, tránh việc phát sinh chứng chỉ, các nhóm cũng đề nghị bổ sung quy định về điều động nhà giáo và thời gian giáo viên được chuyển lại sau khi luân chuyển, điều động; quy định về chế độ, chính sách đối với nhà giáo giỏi được điều động, luân chuyển, biệt phái về Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

Cùng với đó, quy định rõ khoảng cách địa lý giữa các trường khi giáo viên được phân công dạy liên trường. Bổ sung các chính sách đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo khi nhà giáo hợp đồng đã nghỉ hưu nhưng có nguyện vọng tiếp tục giảng dạy.

Thứ trưởng đề nghị, trong quá trình xây dựng Luật Nhà giáo, cần phối hợp tốt giữa “5 nhà”: Nhà quản lý gồm: Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan; nhà khoa học, chuyên gia; nhà đào tạo, gồm cơ sở đào tạo; nhà sử dụng là sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục; nhà thụ hưởng gồm: nhà giáo và học sinh sinh viên.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/du-bao-nhung-kho-khan-thach-thuc-khi-xay-dung-luat-nha-giao-post655037.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/du-bao-nhung-kho-khan-thach-thuc-khi-xay-dung-luat-nha-giao-post655037.html
Bài liên quan
Bộ GD&ĐT xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Chiều 12/1, Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự báo những khó khăn, thách thức khi xây dựng Luật Nhà giáo