Dự thảo luật mới: Khi nào “xe ưu tiên” phải nhường đường cho “xe bình thường”?

02/09/2023, 08:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông (TT, ATGT) đường bộ đã nêu rõ thứ tự các xe nhường đường tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến.

“Xe ưu tiên” cũng phải nhường đường cho “xe bình thường”

Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ tới ngày 13/9.

Trao đổi với PV về Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý, Đoàn luật sư Hà Nội) đánh giá, so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các quy tắc “nhường đường tại nơi đường giao nhau” (ngã 3, ngã 4… hoặc nơi có vòng xuyến) ở dự thảo luật mới có sự sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn.

Dự thảo luật mới: Khi nào “xe ưu tiên” phải nhường đường cho “xe bình thường”? - 1

Các xe ưu tiên sẽ phải nhường đường cho xe không ưu tiên (xe bình thường) đã di chuyển vào đường giao nhau trước. (Ảnh minh họa/Nguồn: Cục CSGT)

Luật sư Kiên lấy ví dụ, với tình huống các phương tiện di chuyển ở nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, tài xế phải “nhường đường cho xe đi đến từ bên phải”. Trong khi đó, tại Điều 21 (Nhường đường tại nơi đường giao nhau), Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ nêu cụ thể thứ tự các phương tiện phải nhường đường, cụ thể: Xe đã đi vào nút giao; xe ưu tiên; xe đi trên đường ưu tiên; xe đi đến từ bên phải; xe rẽ phải; xe đi thẳng.

“Với thứ tự nêu trong Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ các xe ưu tiên sẽ phải nhường đường cho xe không ưu tiên (xe bình thường) đã di chuyển vào đường giao nhau trước” – luật sư Kiên phân tích.

Luật sư Kiên cho biết thêm: Điều 21, Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ không đề cập quy tắc “khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường” như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Tuy nhiên, tại điểm C, khoản 3, điều 11 (Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe) của dự thảo đã nêu rõ trường hợp phải giảm tốc độ là “Đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, vòng, quanh co, đèo, dốc". Như vậy, các phương tiện khi di chuyển tới ngã 3 ngã 4 là đường cùng mức hay còn gọi là đồng cấp thì phải giảm tốc độ sau đó thực hiện nhường đường theo thứ tự đã nêu ở trên.

Ngoài ra, tại Điều 21, Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ cũng đã nêu rõ quy tắc, tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính” – luật sư Kiên nói.

Các xe ưu tiên có màu tín hiệu đèn riêng

Về quyền của xe ưu tiên, luật sư Kiên đánh giá giữa Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Dự thảo Luật TT, ATGT đường bộ không có nhiều thay đổi ở quy tắc quan trọng như thứ tự quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau, không bị hạn chế tốc độ…

“Về thứ tự quyền ưu tiên, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ vẫn là xe được ưu tiên đi trước sau đó lần lượt là xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.

Về quyền ưu tiên, trừ xe tang, các xe ưu tiên còn lại không bị hạn chế tốc độ; được phép đi khi tín hiệu đèn giao thông màu đỏ, đi vào đường ngược chiều (trừ xe tang)… Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường” – luật sư Kiên cho biết.

Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý cho biết thêm, điểm mới của dự thảo so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là quy định về màu của tín hiệu đèn các xe ưu tiên.

Cụ thể: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu có đèn nhấp nháy màu đỏ;

Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường có đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ;

Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có đèn nhấp nháy màu xanh.

QUY TẮC NHƯỜNG ĐƯỜNG TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU, QUYỀN CỦA XE ƯU TIÊN TRONG DỰ THẢO LUẬT TT, ATGT ĐƯỜNG BỘ VÀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008

Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau

DỰ THẢO LUẬT TT, ATGT ĐƯỜNG BỘLUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008
Điều 21. Nhường đường tại nơi đường giao nhauĐiều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính.3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
2. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường theo thứ tự sau đây:a) Xe đã đi vào nút giao; b) Xe ưu tiên; c) Xe đi trên đường ưu tiên; d) Xe đi đến từ bên phải; đ) Xe rẽ phải;e) Xe đi thẳng.1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
3. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái.2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái.

Quyền của xe ưu tiên

DỰ THẢO LUẬT TT, ATGT ĐƯỜNG BỘLUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008
Điều 26. Quyền của xe ưu tiênĐiều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;c) Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;đ) Đoàn xe tang.1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;đ) Đoàn xe tang.
2. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải lắp đặt còi, đèn ưu tiên theo quy định. Màu của tín hiệu đèn được quy định như sau: a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu có đèn nhấp nháy màu đỏ;b) Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường có đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ;c) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có đèn nhấp nháy màu xanh.2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
3. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này không bị hạn chế tốc độ; được phép đi khi tín hiệu đèn giao thông màu đỏ, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được; riêng đối với đường cao tốc, chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
4. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở xe ưu tiên.3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
5. Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng được bố trí xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; tín hiệu của xe ưu tiên; quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình dẫn đường của Cảnh sát giao thông.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự thảo luật mới: Khi nào “xe ưu tiên” phải nhường đường cho “xe bình thường”?