Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động

Minh Phong | 02/04/2023, 15:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với nhu cầu việc làm để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Cùng với đó, theo sát yêu cầu thực tế để gắn với giải quyết việc làm và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đào tạo các chuyên gia đầu ngành theo lĩnh vực, ngành hàng.

Bên cạnh đó, đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp về kỹ năng đàm phán, pháp lý, phân tích thị trường, quản lý sinh thái, quản lý trách nhiệm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh... Đặc biệt, cần xây dựng chương trình đào tạo “nông dân chuyên nghiệp”, “lao động tay nghề cao”.

Đổi mới đào tạo nghề theo hướng nào luôn là câu hỏi khó, nhưng theo ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, có thể tư duy thực hiện theo hướng hình thành thói quen tự đào tạo, tự nâng cao kiến thức cho mình. Mong rằng, thời gian tới Hội Nông dân sẽ phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNT nâng cao chất lượng đào tạo.

Cùng với đó, cần đổi mới trong công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp và định hướng cho nông dân các cách làm khác nhau, phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Mặt khác, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo để gắn với sinh kế lao động, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động nâng cao thu nhập cho người dân.

Nhấn mạnh đến hai vấn đề lớn là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ, GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - mong muốn được đồng hành cùng các địa phương trong hai vấn đề này. Trong đó, tập trung hai lĩnh vực lớn là: Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua đó, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế của các tỉnh phát triển.

Để thu hút học sinh, sinh viên theo học các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, GS.TS Nguyễn Thị Lan cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp cho các em. Theo đó, cần trang bị kiến thức cho học sinh để hiểu, để các em nhìn nhận đúng hơn về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tức là, chúng ta áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, làm thế nào để không bị phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, môi trường và các yếu tố ảnh hưởng khác, để chúng ta chủ động được hơn. Ngoài ra, cần có cơ chế đặt hàng đào tạo với các trường, chính sách học bổng cho người học và cần có hỗ trợ thêm cho ngành nông - lâm - ngư nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Sơn La “đặt hàng” với Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với tỉnh triển khai các phương án để tuyển sinh học sinh của tỉnh vào học tập tại Học viện, trọng tâm là tuyển sinh học sinh tại các huyện nghèo Thuận Châu, Sốp Cộp. Đồng thời, thực hiện đào tạo, gắn với nhu cầu thực sự, vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp của tỉnh, huyện.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/gan-ket-dao-tao-nghe-voi-giai-quyet-viec-lam-cho-lao-dong-post631439.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/gan-ket-dao-tao-nghe-voi-giai-quyet-viec-lam-cho-lao-dong-post631439.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động