Gạo lại tăng giá liên tục, tiểu thương không dám nhập thêm hàng

14/10/2023, 18:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giá gạo xuất khẩu tăng khiến giá gạo bán lẻ trong nước tăng theo, nhiều tiểu thương lo lắng không dám nhập hàng về bán.

Giá gạo xuất khẩu tăng trong thời gian gần đây kéo theo giá gạo bán lẻ trong nước cũng tăng liên tục.

Trả lời VTC News, ông Trần Trí Hiếu chủ đại lý gạo Ngọc Phúc (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, giá gạo trong nước tăng liên tục trong những ngày gần đây khiến ông cảm thấy lo lắng, không dám nhập hàng về bán.

“Khoảng 2 tuần nay, giá gạo tăng liên tục, hầu hết các loại gạo đều tăng khoảng 7 - 10% và hiện giá gạo đang rất cao. Bản thân tôi khi đi nhập hàng thấy giá gạo cao như vậy cũng không dám nhập hoặc nhập với số lượng rất ít để vừa buôn bán, vừa nghe ngóng chờ gạo giảm giá”, ông Hiếu nói.

Trong đó, tính từ đầu tuần đến nay, gạo Bắc Hương tăng khoảng gần 20.000 đồng/yến. “Hiện tại, kho gạo ở Yên Mỹ, Hưng Yên đang để giá phân phối cho các tiểu thương Hà Nội là khoảng 162.000 - 165.000 đồng/yến với điều kiện phải mua từ 1 tấn trở lên, tăng khoảng 20.000 đồng/yến”.

Gạo bán lẻ trong nước liên tục tăng giá.

Gạo bán lẻ trong nước liên tục tăng giá.

Cũng theo ông Hiếu, thị trường gạo trong nước cũng không còn xa lạ với chuyện gạo bị áp giá sàn theo ngày cũng không còn xa lạ. Vì giá gạo tăng liên tục, nên các đầu nậu thường quy định mức giá giao đại lý chỉ có hiệu lực trong ngày.

“Ví dụ một loại gạo A, ngày hôm nay được áp mức giá sàn là 18.000 đồng/kg thì giá này chỉ được duy trì đến 17h cùng ngày. Đến hôm sau, mức giá sàn đó có thể sẽ là 20.000 - 21.000 đồng/kg. Hiện tại, các kho gạo cũng đang áp dụng kiểu giá sàn này”, ông Hiếu cho biết.

Ông Hiếu nói: “Giá gạo bán cho người tiêu dùng chúng tôi buộc phải tăng theo nhưng vẫn phải có độ trễ chứ tăng gấp một cái thì khách sẽ phản ứng". Đây cũng chính là lý do hiện ông đang dừng nhập một số loại gạo để nghe ngóng, chờ giảm giá.

Giá bán lẻ gạo Bắc Hương tại đại lý này hiện đang ở mức 19.000 đồng/kg, tăng 1.800 đồng/kg so với đầu tuần trước. Đây cũng là loại gạo tăng giá mạnh nhất trong các loại gạo bán lẻ

Một số các loại gạo khác như gạo tám Điện Biên hiện có giá bán 21.000 đồng/kg, gạo Nhật giá 23.000 đồng/kg, gạo Hải Hậu 21.000 đồng/kg, gạo tám thái 22.000 đồng/kg… tăng khoảng 500 - 1.200 đồng/kg.

Anh Hữu Thịnh, chủ một đại lý gạo ở Đống Đa (Hà Nội) cũng cho biết: "Đầu nậu gửi báo giá cho tôi theo ngày, tôi thấy giá gạo trong những ngày gần đây cũng liên tục tăng. Đại lý nhà tôi còn nhiều gạo nhập từ cũ nên tôi còn đang nghe ngóng chưa nhập thêm hàng, giá bán tới tay người tiêu dùng vì thế mà cũng chưa tăng".

Anh Thịnh cho rằng, giá gạo xuất khẩu tăng khiến giá gạo bán lẻ tăng theo. Nếu gạo xuất khẩu hạ giá, giá gạo trong nước cũng sẽ nhanh chóng giảm.

Anh Thịnh cho rằng, giá gạo xuất khẩu tăng khiến giá gạo bán lẻ tăng theo. Nếu gạo xuất khẩu hạ giá, giá gạo trong nước cũng sẽ nhanh chóng giảm.

Cập nhật mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy giá gạo Việt Nam loại 5% tấm đang ở mức 623 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn. So với hồi đầu tháng 10, loại gạo này đã tăng 10 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm cũng tăng 5 USD/tấn, lên mức 608 USD/tấn.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng cách biệt so với gạo Thái Lan khi cao hơn 42 USD/tấn, loại 5% tấm và cao hơn 75 USD/tấn đối với loại gạo 25% tấm.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại do nhu cầu mua tại các thị trường châu Á, châu Phi tăng lên. Đặc biệt là tuyên bố mới đây của chính quyền Indonesia về việc cần mua thêm đến 1,5 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm.

Công Hiếu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gạo lại tăng giá liên tục, tiểu thương không dám nhập thêm hàng