Dây thừng, một trong số các dụng cụ để săn bắt voi
Chiếc roi dành cho thợ săn voi
Tù và bằng ngà voi
Dây thừng bằng da voi
Hoặc có những tín ngưỡng về voi như khi người chồng đi săn thì người vợ không được khâu kim vì như vậy con voi sẽ bị giẫm vào gai; chồng đi săn voi vợ cũng không được xức dầu thơm vì sợ voi đi săn sẽ bị quyến rũ bởi con voi khác trong rừng; chồng đi săn, vợ ở nhà cũng không được đun chảo nóng vì sợ voi sẽ nóng ruột mà thay đổi tâm tính…
Chiếc ghế của "vua săn voi" được trưng bày trong không gian mở
Ông Tâm nhấn mạnh rằng có nhiều cách săn voi, nhưng người Tây Nguyên không bao giờ chọn cách đào hố, đặt bẫy, bắn nỏ vì như vậy là không nhân văn, hủy diệt voi. Ngày xưa, người dân Tây Nguyên chỉ săn bắt voi con, voi đực để lấy sức kéo, không bắt voi mẹ, voi cái để bảo tồn nòi giống của voi.
"Nghe săn voi người ta cứ nghĩ săn voi là hủy diệt, là phá hoại nhưng thực tế đây là nét văn hóa truyền thống. Săn voi để lấy sức kéo, để phục vụ sản xuất, lao động. Do đó, người Tây Nguyên chỉ gọi là săn bắt voi chứ không phải là săn bắn voi".
Ngôi nhà voi thu hút đông đảo khách đến tham quan
Mong muốn ghế "vua săn voi" được nhiều người biết đên Cũng theo ông Đặng Minh Tâm, nói đến văn hóa Tây Nguyên thì voi là biểu tượng. Đây là con vật thể hiện sức mạnh, sự thủy chung. Hiện nay voi ít dần, voi nhà không sản sinh được. Do đó, ông Tâm sưu tầm, mong muốn giữ lại những ký ức về voi. Bên cạnh đó, đưa trưng bày trong không gian mở để người dân, các thế hệ sau có thể biết, hiểu được người Tây Nguyên đã có thời kỳ cuộc sống gắn liền với con voi. |