Biến số thành lượng
Tuy nhiên, chúng ta còn cần thừa nhận một thực tế như sau: Trẻ nhỏ đều ham chơi, ngồi một lúc là chỉ muốn ra ngoài chơi. Hơn nữa, cùng với sự kéo dài thêm thời gian học, tâm lý muốn đi chơi lại càng mạnh mẽ hơn. Lúc này, mắt chúng thường dán chặt vào cái đồng hồ, nhìn xem thời gian mà cha mẹ quy định sắp hết chưa?
Còn kém bao nhiêu thời gian nữa? Không thể nào mà để tâm vào bài vở. Lúc này, nếu nói là “Làm thêm 25 phút nữa” hay “Làm bài tập đến 4 giờ”, như vậy, trẻ càng ngày càng để lòng dạ tận đâu đâu, sẽ thấp thỏm khôgn yên mà ngồi trước bàn học tiêu tốn thời gian.
Vậy phải làm thế nào? Biện pháp tốt nhất là biến “số” thành “lượng”, tức là biến thời gian làm bài tập thành số lượng bài tập, tức là biến những cái như “Làm thêm 25 phút nữa” thành “Làm thêm 6 bài tập nữa”. Như vậy trẻ sẽ hăng hái, từ thái độ tiêu cực “nhất định phải nhẫn nại thêm 25 phút nữa” chuyển hoá thành trạng thái tích cực “mau làm xong bài tập”, sẽ hoàn thành bài tập một cách thuận lợi.
Như vậy, quản lý thời gian làm việc và học tập bằng cách chuyển hoá khái niệm thời gian sang khái niệm khối lượng công việc cũng phù hợp với xu hướng quản lý công việc ở thời hiện đại.
Khi mà xu hướng quản lý nhân sự cũng chuyển từ việc quản lý thời gian sang quản lý khối lượng công việc hoàn thành thì việc tạo lập thói quen từ nhỏ sẽ khiến trẻ sớm thích nghi và tập trung cho mục tiêu đề ra.
Thành công sẽ được tính bằng hiệu quả công việc chứ không tính bằng quá trình hoàn thành công việc đó. Bạn càng hoàn thành tốt công việc, bạn càng có nhiều cơ hội hơn. Đây cũng là một cách xử lý triệt “bệnh thành tích” trong giáo dục.
Tóm lại, có hai bí quyết khi quy định thời gian học cho con cái:
Một là biến thời gian từ chẵn thành lẻ.
Hai là biến số thành lượng.
Hai bí quyết này có thể thay thế, áp dụng linh hoạt tuỳ thời điểm và tuỳ tính cách của con trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải ghi nhớ rằng việc dạy trẻ sắp xếp thời gian hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ việc học tập mà còn có lợi cho sự trưởng thành của trẻ./.