- Kỹ thuật Máy tính (IT2) là lập trình trên thiết bị với bộ vi xử lý có năng lực tính toán, dung lượng bộ nhớ hạn chế hơn, năng lượng – pin – cũng hạn chế hơn, người ta hay gọi chung là hệ nhúng. Ví dụ: Lập trình trên camera thông minh, robot, hay điện thoại.
Ngoài ra IT2 còn dạy các kiến thức về mạng máy tính, truyền dữ liệu (làm thế nào để dữ liệu truyền từ máy này đến máy kia hiệu quả), và đặc biệt là an toàn thông tin (bảo mật, chống tấn công mạng…), cũng như một phần kiến thức quan trọng về xử lý tín hiệu, điện tử số, ghép nối… để các em có thể can thiệp sâu hơn xuống mức thiết bị nếu cần, dù hiện tại các nhà sản xuất phần cứng đã đáp ứng hầu hết nhu cầu đa dạng, và trong đa phần giải pháp, hơn nhau là phần mềm trên thiết bị, và đó là mục đích của IT2.
Ảnh minh họa
- Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo (IT-E10) là chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm đào tạo các chuyên gia trình độ cao về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên theo học IT-E10 tại Bách khoa sẽ được trang bị các kiến thức toán đặc thù của ngành như xác suất -thống kê, sau đó ở giai đoạn chuyên ngành, sinh viên được đào tạo tập trung vào các mảng chuyên môn của lĩnh vực như AI, học máy, học sâu, các phương pháp/kỹ thuật nhận dạng, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy, xử lý dữ liệu lớn…, cũng như các kiến thức cơ bản ở một số lĩnh vực ứng dụng quan trọng như: phân tích kinh doanh (BA), trí tuệ kinh doanh (hoặc có thể dịch là kinh doanh thông minh, BI)…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo IT-E10 có thể trở thành các chuyên gia phát triển các hệ thống, công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, cũng như các chuyên gia ứng dụng các công nghệ này trong các lĩnh vực khác nhau ví dụ: tài chính, ngân hàng, chứng khoán…
Tóm lại, cả 3 ngành IT1, IT2, và IT-E10 tại Bách Khoa sẽ đều học lập trình, trong đó: IT1: chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin…; IT2: chuyên sâu về hệ nhúng và IoT, mạng máy tính, an toàn – an ninh thông tin…; IT-E10: chuyên sâu về khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo.
Tổng hợp