Giao tiếp không lời - Bí quyết khi cảm thấy khó nói chuyện với trẻ

Hà Minh | 01/12/2023, 06:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Giữa cha mẹ và con cái có rất nhiều thời điểm không tìm được “tiếng nói chung”. Những lúc như vậy, cha mẹ biết sử dụng ngôn ngữ viết sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình, nhất là đối với những “lời khó nói”.

Con yêu mẹ!

Con yêu của mẹ.”

Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hai người. Khi người mẹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, con gái viết ra những lời động viên mẹ. Khi con gái buồn, người mẹ viết những dòng chữ giúp con giải thoát buồn phiền. Bằng việc viết ra, họ đã vượt qua những trở ngại cảm xúc của mình và tiến gần tới sự thấu cảm lẫn nhau, từ đó, thắt chặt hơn mối liên hệ tình cảm giữa hai người.

anh-minh-hoa-ve-con-cai-khong-nghe-loi-cha-me.jpeg
Hãy giao tiếp bằng ngôn ngữ khác khi cha mẹ không nói chuyện được với con cái. Ảnh minh hoạ.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời

Trong cuộc sống, nếu cha mẹ và con cái có xung đột, hãy viết ra những dòng chữ có sức mạnh.

Ngôn ngữ viết thể hiện thái độ thân thiết của cha mẹ đối với con, cũng thể hiện sự tôn trọng đối với con, khiến trẻ cảm thấy sự bình đẳng với cha mẹ. Đây là điều rất quan trọng với việc giáo dục cho trẻ tính độc lập, tự trọng.

Ngôn ngữ viết còn có thể giúp con nhìn nhận vấn đề và khuyết điểm, đây là một phương pháp giao tiếp mà trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận mà không cảm thấy bị tổn thương trực tiếp.

Có một người mẹ phát hiện tâm trạng của con gái gần đây không tốt, vừa về đến nhà đã vào phòng đóng cửa không ra ngoài. Mẹ hỏi thế nào cũng trả lời một cách lảng tránh. Mẹ biết, con gái đã lớn rồi, không muốn tâm sự cùng mẹ, bèn viết ra giấy, nhẹ nhàng để lên giường con sau khi con trở về nhà, đọc những dòng chữ của mẹ.

“Con gái, mẹ biết những ngày gần đây tâm trạng con không tốt, chán nản với cuộc sống, mẹ cũng biết, làm cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Nhưng mẹ biết rất rõ ràng tình yêu của mẹ dành cho con là toàn tâm toàn ý, không lúc nào thay đổi. Cho dù con ở đâu, làm gì, mẹ mãi mãi yêu con, tình yêu của mẹ lúc nào cũng dành cho con.

Mãi yêu con!”

Sau đó, những dòng chữ của mẹ thường xuất hiện trong cuộc sống của con gái, mang đến cho con tình yêu thương, sự động viên khích lệ và an ủi. Cho đến sau này con gái đã lấy chồng, vẫn nhớ mãi những dòng chữ tràn đầy niềm quan tâm yêu thương của mẹ.

Thế giới mà con luôn tiếp xúc rất có hạn, hơn nữa thiếu đi sức tập trung, rất dễ nảy sinh sự chán ghét đối với cuộc sống. Khi tâm trạng của con không ổn định, nếu người mẹ dùng phương pháp trao đổi trực tiếp, có khi làm tổn thương lòng tự trọng của con, lúc này một lời nhắn là phương pháp giao tiếp tốt nhất.

Cha mẹ hãy chú ý rằng, con cái tuy rất ngây thơ nhưng lại là một người độc lập. Trẻ hy vọng được tôn trọng, càng sợ người khác làm tổn thương lòng tự trọng của mình. Do vậy, ngôn ngữ viết rất có khả năng trở thành niềm an ủi tâm hồn của chúng.

Trong cuộc sống, sử dụng tốt phương pháp này có thể làm cho tình yêu của mình thể hiện ra rõ ràng hơn. Một dòng nhắn trên bàn, một bức thư ngắn trên giường, một câu nói từ trái tim đều có sức mạnh bộc lộ tình yêu thương mà lời nói không thể diễn đạt được hết.

Nếu bạn là những bậc cha mẹ tốt, khi dạy con xin hãy thử tình yêu vô thanh này.

Để thuyết phục trẻ có lúc không cần đến lời nói. Tình yêu “vô thanh” nhiều khi lại tốt hơn.

Bài liên quan
5 hoạt động cha mẹ và con cái có thể làm cùng nhau để gắn kết tình cảm
Việc tạo ra những trải nghiệm tích cực và thú vị với con cái sẽ giúp tăng cường mối quan hệ và gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao tiếp không lời - Bí quyết khi cảm thấy khó nói chuyện với trẻ