Giáo viên bán hàng online, chạy xe ôm công nghệ sau giờ lên lớp

Theo Lê Huyền (Vietnamnet) | 06/09/2022, 09:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Rất nhiều giáo viên sau giờ dạy phải làm thêm các việc "tay trái". Một số người bán hàng online, có người chạy xe ôm công nghệ hoặc bán vật dụng nhỏ để trang trải cuộc sống.

Cô Thảo nói ước mơ từ nhỏ là làm cô giáo nên rất yêu nghề và vui khi được đi dạy. Vì vậy, ngoài chuyên môn, cô Thảo tự học thêm viết chữ đẹp và mở lớp rèn chữ cho học sinh.

Đi dạy học từ năm 2006, hiện hàng tháng cô Thảo nhận gần 8 triệu đồng. Ngoài ra, cô Thảo còn có thu nhập từ bán bút, mực cho học sinh rèn chữ đẹp nên theo cô Thảo về cơ bản là ổn với cuộc sống độc thân như hiện tại.

"Nhưng tôi nghĩ khi có gia đình, bắt buộc cả hai vợ chồng sẽ phải cùng đi làm mới đủ sống", cô nói.

Lương 4 triệu thuê nhà hết 1,5 triệu, giáo viên sống ra sao?

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), nói một trong những điều ông trăn trở nhất ở thời điểm này chính là đời sống của thầy cô.

“Đặc biệt, từ khi bỏ yêu cầu hộ khẩu trong tuyển viên chức, nhiều giáo viên ngoại tỉnh, vùng xa đã ứng tuyển ở Sài Gòn. Khi vào đây, họ phải thuê nhà trọ với chi phí thấp nhất là 1,5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương khởi điểm của giáo viên mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng. Với đồng lương này, các khoản ăn uống, các chi phí hiếu hỉ, đoàn hội đều là gánh nặng”, ông Phú nói.

Theo ông Phú, chính vì vậy, nhiều giáo viên phải làm nghề tay trái là bán hàng online, đi dạy kèm, chạy xe ôm công nghệ...

Là hiệu trưởng, thấy đồng nghiệp cấp dưới của mình vất vả như vậy, ông Phú suy nghĩ nhiều.

“Tôi thực sự rất thương họ, nhưng thực sự lực bất tòng tâm. Nhìn lâu dài, tôi sợ rằng cứ như thế, sự toàn tâm cho ngành giáo dục của thầy cô không được trọn vẹn. Vì có thầy cô bán hàng đến 22h, có thầy vừa hết tiết 2 và trống hai tiết sau là chạy xe ôm", ông nói.

Khó khăn trong cuộc sống còn ảnh hưởng tới tình cảm cá nhân. Ông Phú thấy nhiều thầy cô ngay tại trường mình trên 30 tuổi chưa lập gia đình. Đôi lúc chỉ vì ở nhà thuê, quá vất vả để trang trải cuộc sống, họ chưa dám tìm một nửa của cuộc đời.

Sự mong mỏi của vị hiệu trưởng này là làm sao có chính sách đãi ngộ tốt để giữ trái tim người thầy nhiệt huyết.

"Tôi nghĩ rằng có thể cho giáo viên dạy thêm trong nhà trường sau giờ học chính. Lúc này, ai làm sai bị kỷ luật, chứ không lấy cái cá biệt để quy đồng chung, để thầy cô không sống được bằng chính nghề của mình", ông đề xuất.

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 diễn ra giữa tháng 8 vừa qua, tính đến năm học vừa qua, cả nước có 1,6 triệu giáo viên các cấp.

Như vậy, 1% giáo viên nghỉ việc, chuyển việc tương đương với khoảng 16.000 người.

Theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), việc giáo viên chuyển việc, nghỉ việc có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan: Thứ nhất là chính sách tiền lương; thứ hai là một số thầy cô cảm thấy áp lực trước những yêu cầu đổi mới giáo dục; thứ ba, một số giáo viên chuyển sang làm công việc khác ở gần gia đình hơn.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/giao-vien-ban-hang-online-chay-xe-om-cong-nghe-sau-gio-len-lop-post1352583.html
Copy Link
https://zingnews.vn/giao-vien-ban-hang-online-chay-xe-om-cong-nghe-sau-gio-len-lop-post1352583.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên bán hàng online, chạy xe ôm công nghệ sau giờ lên lớp