Có thể triển khai viết đoạn văn theo cấu trúc sau:
Mở đoạn (giới thiệu khía cạnh cần nghị luận, nêu luận điểm của đoạn văn).
Thân đoạn: Giải thích vấn đề; bàn luận về khía cạnh của vấn đề (làm rõ luận điểm qua các luận cứ dẫn chứng, lí lẽ; cần có thao tác phản biện).
Kết đoạn: Khái quát khía cạnh nghị luận; bài học nhận thức và hành động.
Hệ thống hoá kiến thứcbằng bảng
Để giúp học sinh có được kiến thức xã hội phong phú, cập nhật và quan điểm đúng đắn, lành mạnh nhằm vận dụng trong bài làm, cô Khánh Xuân thường lưu ý học sinh quan sát các hiện tượng đời sống xung quanh;
Đọc các bài báo, tra cứu mạng, tra cứu từ điển, xem các chương trình truyền hình, nghe bài giảng của giáo viên để nắm được các thuật ngữ, khái niệm xã hội học phổ biến; cập nhật kịp thời những vấn đề thời sự nổi bật, có ý nghĩa đối với cuộc sống con người, với sự phát triển của xã hội.
Cô Hoàng Thị Khánh Xuân cùng học trò của mình trong một tiết học. Ảnh NVCC. |
Đọc những bài nghiên cứu, phân tích, phản biện xã hội; những bài văn nghị luận xã hội tham khảo.
Trong giai đoạn nước rút, cô hướng dẫn học sinh lựa chọn các chủ đề quen thuộc, phù hợp; hệ thống hóa, lưu giữ, ghi nhớ tư liệu theo chủ đề.
Ví dụ một hướng hệ thống hóa, ghi chép tư liệu theo chủ đề theo bảng:
STT | Tên chủ đề | Khái niệm | Dẫn chứng (Mỗi chủ đề ghi lại từ 2-3 dẫn chứng) | Ghi chú (Cột này dành để bổ sung, cập nhật thông tin về chủ đề) |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
… |
Cách ghi chép thông tin một dẫn chứng: đảm bảo trả lời ngắn gọn các câu hỏi: Ai? Việc gì/ Hoàn cảnh nào? Làm gì/ Bằng cách nào? Kết quả?
Bên cạnh đó, để phân bố thời gian làm bài hợp lý, cô Khánh Xuân lưu ý: “Đối với phần này học sinh nên dành từ 20 - 25 phút làm. Quá trình làm, cần đảm bảo đúng dung lượng yêu cầu của đề (khoảng 200 chữ), không viết quá dài hoặc quá ngắn.
Đoạn văn chỉ yêu cầu nghị luận về một khía cạnh của vấn đề, tuyệt đối không viết đoạn văn như viết một bài văn thu nhỏ. Khi bàn luận về khía cạnh cụ thể của vấn đề cần kết hợp lí lẽ và phân tích ngắn gọn dẫn chứng”.