Giáo viên phân tích đề Ngữ văn thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024

06/01/2024, 18:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn tại Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) đưa ra một số nhận định về đề thi HSG quốc gia môn Ngữ văn.

Như vậy có nghĩa là các độc giả tìm thấy ở đó một điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm là vô tận, điều đó không có ý nói rằng nó không có nghĩa khởi thuỷ, hay chủ ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thuỷ ấy. Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện.”

Từ sự bối rối của các thí sinh khi cố gắng đọc - hiểu ý kiến của Antoine Compagnon, dư luận nói chung đều có sự băn khoăn về cách diễn đạt câu chữ trong bản dịch. Cái khó là những văn bản tiếng Anh (sẽ rất quen thuộc với những “người trẻ trong thời đại ngày nay”) được tìm kiếm trong các nguồn thông tin trên mạng lại vẫn chỉ là bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, cho nên tam sao thất bản là khó tránh.

Học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.
Học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Theo nguồn dịch tin cậy, tôi đã tiếp xúc với hai bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh. Cần quan tâm câu đầu của bản thứ nhất: “Great masterpieces are timeless...”. Còn đây là câu đầu của bản thứ hai: "Great masterpieces are infinite...".

Sau khi đối chiếu nhiều nguồn tư liệu khác, tôi nhận thấy bản dịch được dẫn trong đề bám sát bản gốc. Tuy nhiên, nhiều khi dịch không đồng nghĩa với chuyển ngữ, dịch cần chính xác ý tưởng bản gốc nhưng cũng rất cần giúp bản dịch truyền tải được đúng ý tưởng ấy theo cách tư duy đặc thù của cộng đồng ngôn ngữ người tiếp nhận.

Điểm khác nhau lớn nhất giữa hai bản dịch sang tiếng Anh tôi vừa dẫn là từ “timeless” và “infinite” – điều đó không làm thay đổi quan niệm của Antoine Compagnon: Trong ngữ cảnh của quan niệm, nét nghĩa “vô tận” (infinite) có mối liên hệ chặt chẽ với ý nghĩa bản chất của sự “trường tồn”, sự “vượt thời gian”(timeless) – khi một tác phẩm có thể được “đọc” ra những tầng nghĩa mới, có thể soi sáng một phương diện nào đó trong trải nghiệm của hậu thế.

Có thể tìm thấy tiếng nói chung (sự phù hợp) với không gian/thời gian “bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện”, thì như cách diễn đạt trong status của Nguyễn Văn Dân, “các tác phẩm văn học lớn không bao giờ cạn kiệt ý nghĩa”; và đó chính là những biểu hiện cho thấy tác phẩm ấy đã vượt thời gian, đã trường tồn, bất tử.

Vậy vấn đề chỉ là cần diễn đạt rõ ý/thoát nghĩa câu mở đầu ngữ liệu: Các kiệt tác vĩ đại luôn mở ra những tầng nghĩa vô tận/ Ý nghĩa của các tác phẩm lớn là vô tận/ Khả năng tạo nghĩa của các tác phẩm lớn là vô tận… thay vì “Các kiệt tác lớn là vô tận”.

Toàn bộ quan niệm có thể rút ra từ ngữ liệu vốn rất giản dị: Mỗi tác phẩm là một văn bản hữu hạn với ý nghĩa khởi thuỷ từ ý đồ nghệ thuật và thông điệp tư tưởng của nhà văn; mỗi người đọc sẽ tạo ra một phiên bản mới với cách hiểu, cách cảm mới bởi “tầm đón nhận” (H. Jauss) của riêng mình.

Một tác phẩm được coi là kiệt tác trước hết phải là sản phẩm thiên tài trong nghệ thuật tổ chức/sắp đặt/tạo dựng tầng bậc cấu trúc nội tại tác phẩm, khiến nó thực sự là một cấu trúc đứng lại được với thời gian bởi khả năng khơi mở vô biên những tầng nghĩa mới; những tầng nghĩa thậm chí có thể nằm ngoài hình dung của nhà văn, nhưng vẫn được khởi phát từ cấu trúc kì diệu của tác phẩm.

Có thể hình dung phần nào quan niệm của Antoine Compagnon về “kiệt tác vĩ đại” qua quan niệm khá giản dị, minh triết của Nam Cao về một “tác phẩm để đời”, đó là “một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người” – khi tác phẩm đi đến tận cùng bản thể, nó sẽ gặp loài người, đi tới tận cùng cái hôm nay, nó sẽ tìm được tiếng nói chung với ngày mai, với muôn đời.

Vấn đề đặt ra trong câu nghị luận văn học không hề xa lạ với học sinh trong các đội tuyển Quốc gia, sự bối rối của khá nhiều thí sinh trước đề thi năm nay, có lẽ xuất phát từ cách diễn đạt của ngữ liệu – là bản dịch. Nên chăng đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn dành thế hệ “người trẻ trong thời đại ngày nay”, thế hệ học trò gen Z làm chủ công nghệ, thành thạo ngoại ngữ… nếu ngữ liệu nghị luận có nguồn từ các tài liệu nước ngoài, có thể cung cấp thêm bản gốc để các em đối chiếu và thấu hiểu chính xác vấn đề.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-phan-tich-de-ngu-van-thi-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-nam-2024-post667638.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-phan-tich-de-ngu-van-thi-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-nam-2024-post667638.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên phân tích đề Ngữ văn thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024