Anh Yang Wen và quầy đồ ngọt sau cốp xe của mình. Biển quảng cáo là dòng chữ “Cuộc đời nhiều cay đắng rồi nên bạn cần thứ gì đó ngọt ngào.” Nguồn: Sixth Tone.
“Gia đình và người thân của tôi không bao giờ hiểu được quyết định của tôi, họ không nhận ra rằng tôi không thể thoát khỏi khó khăn nếu chỉ đi làm công với mức lương ít ỏi.”
Những định kiến và cả sự coi thường đối với người bán hàng rong đã tồn tại từ lâu ở Trung Quốc do tính pháp lý không rõ ràng và bản chất không ổn định của nghề này. Nhưng các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là hiện nay, các quan chức và cả xã hội đang thừa nhận giá trị kinh tế của họ.
“Các quầy hàng rong không chỉ mang lại lợi ích cho người dân ở cấp độ cá nhân mà còn có thể đóng một vai trò tích cực trong nền kinh tế đô thị hiện đại,” ông Huang Gengzhi, giáo sư tại Đại học Tôn Trung Sơn bình luận. “Việc khởi động lại nền kinh tế hàng rong không nên là một phản ứng tạm thời đối với tình hình kinh tế hiện tại, mà là một phần trong kế hoạch dài hạn của đất nước”.
Quay trở lại với Yang Wen. Bốn tháng kể từ khi bắt đầu kinh doanh, quầy đồ ăn tráng miệng di động của Yang đã hòa nhập vào cuộc sống thành thị. Anh thường đỗ xe vào khoảng 8 giờ tối và tạo ra một bầu không khí thu hút với đèn màu cổ tích, bảng hiệu, bàn cắm trại và ghế. Anh cho biết mình có khoảng 200 khách hàng mỗi ngày và quầy hàng tạm thời đã trở thành một điểm lui tới nổi tiếng của những người trẻ thành thị.
Yang cho biết anh có thể kiếm được hơn 30.000 nhân dân tệ (gần 100 triệu VNĐ) một tháng, và thường sử dụng mạng xã hội để tăng khả năng tiếp cận với người tiêu dùng trung thành. Tuy nhiên anh cho biết việc tích lũy thu nhập hàng tháng cao như vậy sẽ rất khó trong khi quầy hàng của anh không có giấy phép còn giá thành sản phẩm đang tăng cao.