Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. |
Một khó khăn khác nữa là năm học 2021-2022, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An không mở rộng, trong khi nguyện vọng được tiếp tục theo học chương trình của học sinh THCS nhiều. Cụ thể, có 100 em trong tổng số 350 học sinh THCS được tuyển chọn tiếp tục theo học cấp THPT.
Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất UBND TP phê duyệt đề án thực hiện cho những năm tiếp theo và mở rộng quy mô lớp song bằng tại 2 trường THPT là chuyên Hà Nội-Amsterdam và Chu Văn An; xem xét, phê duyệt cơ cấu, chế độ chính sách các nhân sự liên quan; có kế hoạch bảo đảm nguồn giáo viên và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Tại hội nghị, ý kiến của đại diện cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh các trường đều khẳng định kết quả tích cực khi tham gia đề án và có chung mong muốn đề án tiếp tục được triển khai và mở rộng quy mô trong những năm học tiếp theo.
Khẳng định đây là mô hình tốt, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân và kết quả thực hiện giai đoạn 1 rất khả thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khuyến khích Hà Nội tiếp tục triển khai đề án trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh, tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận với chương trình giáo dục hiện đại.
Bộ GD&ĐT đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội trong thời gian tới rà soát các nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình đào tạo song bằng, giúp học sinh vừa hoàn thiện chương trình của Việt Nam và đủ điều kiện cấp chứng chỉ quốc tế. Bên cạnh đó, cần làm rõ hơn những kết quả tích cực và chỉ ra hạn chế, giải pháp khắc phục; chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.