Để giảm bớt rủi ro về năng lượng, Trung Quốc đã phê duyệt số lượng nhà máy nhiệt điện than mới cao nhất kể từ năm 2015. Bắc Kinh cho phép công suất điện than mới đạt 106 gigawatt vào năm 2022, cao gấp bốn lần so với năm 2021 và tương đương với 100 nhà máy nhiệt điện lớn.
“Nước là nguyên liệu đầu vào thiết yếu để phát điện của các nhà máy điện than, và nếu nước trở nên khan hiếm hơn hoặc không có sẵn để phát điện, nhà máy đó sẽ trở nên kém hiệu quả" - ông Ghosh nói.
Ấn Độ và Trung Quốc gần biển và sông, sẽ bị đe dọa nhiều hơn do mực nước biển dâng cao.
Đài Loan, quê hương của ngành công nghiệp bán dẫn lớn nhất châu Á, một lần nữa phải chống chọi với tình trạng thiếu nước chưa đầy hai năm, sau khi chiến đấu với đợt hạn hán tồi tệ nhất mà vùng lãnh thổ này từng chứng kiến trong một thế kỷ.
Lãnh thổ này cần một lượng nước khổng lồ để cung cấp năng lượng cho các nhà máy sản xuất chip bán dẫn cho các thiết bị kỹ thuật số.
Các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp cũng có thể thấy sản lượng giảm đáng kể và an ninh lương thực sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Úc dự kiến năng suất cây trồng giảm kỷ lục trong năm 2023.
Các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực cũng trong tình trạng tương tự, nhưng cuộc khủng hoảng nước của họ có thể khó giải quyết hơn.
Bà Shanshan Wang - lãnh đạo doanh nghiệp nước Singapore tại công ty tư vấn bền vững Arup - cho biết các quốc gia như Philippines không có khả năng phục hồi tốt, vì vậy sẽ bị "mất cân bằng lớn trong cuộc khủng hoảng nước mà thế giới đang phải đối mặt”.