Hàng nghìn du khách đội mưa khai hội chùa Hương

15/02/2024, 12:36
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sáng 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), Lễ khai hội chùa Hương 2024 (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) diễn ra tại sân Thiên Trù. Dù trời mưa, số lượng người đổ về chùa Thiên Trù dần đông hơn. Nhiều người chuẩn bị sẵn mâm lễ nhằm cầu mong một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.

Sáng 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), Lễ khai hội chùa Hương 2024 (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) diễn ra tại sân Thiên Trù. Từ sớm, khu vực suối Yến hướng vào bến Trò tấp nập thuyền chở khách thập phương tới khai hội.

Sáng 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), Lễ khai hội chùa Hương 2024 (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) diễn ra tại sân Thiên Trù. Từ sớm, khu vực suối Yến hướng vào bến Trò tấp nập thuyền chở khách thập phương tới khai hội.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2024 - nhấn mạnh lễ hội chùa Hương là một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2024 - nhấn mạnh lễ hội chùa Hương là một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

"Lễ hội là nơi hội tụ các nét sinh hoạt văn hóa như bơi thuyền, đêm thơ, múa rồng, lễ phật...cùng với tiếng trống khai hội linh thiêng của nhà chùa trụ trì Thượng tọa Thích Minh Hiền gióng lên sẽ đánh thức mọi cỏ cây hoa lá vạn vật để khai xuân mở hội, cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người được bình an, ấm no hạnh phúc...", ông Đặng Văn Cảnh nói.

Trưởng BTC lễ hội chùa Hương 2024 cũng khẳng định hành hương về với chùa Hương là nét đẹp của mỗi phật tử, du khách nhiều đời nay. Lễ hội có mối quan hệ mật thiết, kết nối giữa di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là cầu nối giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân, du khách và phật tử thập phương.

Trưởng BTC lễ hội chùa Hương 2024 cũng khẳng định hành hương về với chùa Hương là nét đẹp của mỗi phật tử, du khách nhiều đời nay. Lễ hội có mối quan hệ mật thiết, kết nối giữa di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là cầu nối giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân, du khách và phật tử thập phương.

Dù trời mưa to, số lượng người đổ về chùa Thiên Trù không suy giảm. Nhiều người chuẩn bị sẵn mâm lễ nhằm cầu mong một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.

Dù trời mưa to, số lượng người đổ về chùa Thiên Trù không suy giảm. Nhiều người chuẩn bị sẵn mâm lễ nhằm cầu mong một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.

Dự kiến số người đổ về chùa Hương trong dịp đầu xuân tăng cao, BTC lễ hội tập trung các lực lượng nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho lễ hội. Từ ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón trên 10 vạn du khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng gần 4 vạn lượt khách.

Dự kiến số người đổ về chùa Hương trong dịp đầu xuân tăng cao, BTC lễ hội tập trung các lực lượng nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho lễ hội. Từ ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón trên 10 vạn du khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng gần 4 vạn lượt khách.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ xa, từ sớm, các nẻo đường dẫn tới chùa Hương trong sáng mùng 6 tháng Giêng thông thoáng, sạch sẽ, không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông. Trong không gian diễn ra khai hội, lượng khách tuy đông hơn, song các hoạt động vẫn diễn ra trong an toàn, trật tự.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ xa, từ sớm, các nẻo đường dẫn tới chùa Hương trong sáng mùng 6 tháng Giêng thông thoáng, sạch sẽ, không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông. Trong không gian diễn ra khai hội, lượng khách tuy đông hơn, song các hoạt động vẫn diễn ra trong an toàn, trật tự.

Người dân háo hức chờ đợi chờ đợi những màn biểu diễn nghệ thuật ngày khai hội. Lễ khai hội mở màn bằng màn múa lân sôi động. Chương trình nghệ thuật trong lễ khai hội khá lâu với phần biểu diễn hầu đồng, hát hầu văn...

Người dân háo hức chờ đợi chờ đợi những màn biểu diễn nghệ thuật ngày khai hội. Lễ khai hội mở màn bằng màn múa lân sôi động. Chương trình nghệ thuật trong lễ khai hội khá lâu với phần biểu diễn hầu đồng, hát hầu văn...

Di tích lịch sử và danh thắng cảnh quần thể Hương Sơn là quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm 21 ngôi chùa, động thờ Phật, ngôi đền thờ Thần theo tín ngưỡng nông nghiệp bản địa và gắn liền với Phật giáo đạo tràng. Trải qua gần 6 thế kỷ, danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử và danh thắng.

Di tích lịch sử và danh thắng cảnh quần thể Hương Sơn là quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm 21 ngôi chùa, động thờ Phật, ngôi đền thờ Thần theo tín ngưỡng nông nghiệp bản địa và gắn liền với Phật giáo đạo tràng. Trải qua gần 6 thế kỷ, danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử và danh thắng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng nghìn du khách đội mưa khai hội chùa Hương