Các tham luận đã tập trung làm rõ nhiều nội dung quan trọng: Huy động các nguồn lực của xã hội nhằm bảo đảm trẻ em ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1. Chia sẻ kinh nghiệm đã đạt được: Huy động ai, huy động cái gì, để làm gì (việc xác định rõ, cụ thể mục tiêu sử dụng).
Năng lực/kỹ năng tuyên truyền, vận động, huy động như thế nào); Thực hiện các quy định về XHH; Những khó khăn, bất cập; và giải pháp, sáng kiến, bài học kinh nghiệm. Chia sẻ các giải pháp XHH để phổ cập GDMN trẻ em 5 tuổi: Mở rộng quy mô trường, lớp; Huy động trẻ: Bảo đảm các điều kiện thực hiện chất lượng NDCSGD chuẩn bị cho trẻ vào học lớp1: Nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDMN; Đổi mới nội dung, phương pháp GD (gắn kết, liên thông với Chương trình lớp 1; hội nhập – tiên tiến); Phối hợp giữa nhà trường với gia đình để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Công tác XHH góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các nhà trường. |
Việc thực hiện các quy định về công tác XHH, quy định về quản lý cơ sở GDMN theo NĐ 24/2021 – một số vấn đề cần quan tâm, cụ thể: Trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục (trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm đúng mục đích, công bằng, công khai, minh bạch); Trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục (trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường của cơ sở giáo dục, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục; để tổ chức các hoạt động giáo dục).
Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong việc Quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục. Bảo đảm việc tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục. Trách nhiệm của gia đình: trong việc phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và đảm bảo an toàn cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Tham luận tại Hội thảo, từ thực tế vị trí, chức năng nhiệm vụ đã có nhiều chia sẻ từ thực tiễn của các địa phương/ các cấp (Sở GDĐT, Phòng GDĐT, các cơ sở GDMN) để hội thảo đạt chất lượng hiệu quả. Đó là kết quả khảo sát từ một số địa phương, những đề nghị mang tính trọng tâm chủ đề liên quan công tác XHH. Các ý kiến phát biểu của đại biểu đều đề cao khuyến khích phát huy tinh thần chia sẻ kinh nghiệm thực tế để hỗ trợ thúc đẩy công tác XHH đạt tốt hơn.
Đối với GDMN ngoài các văn bản, chính sách hiện trong toàn ngành, GDMN còn có nhiều văn bản riêng thúc đẩy công tác XHH, trong đó phải kể đến các văn bản cốt yếu hiện nay địa phương và cơ sở GDMN thực hiện nhằm nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi (Quyết định 1677 của Chính phủ ban hành Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2021-2025; Quyết định 1008 của Chính phủ ban hành Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS; NĐ 105 của Chính phủ ban hành chính sách Phát triển GDMN.. ) - Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Dinh