Do sự chênh lệch về trọng lượng cơ thể, xung đột giữa hổ Siberia và báo Amur rất hiếm khi xảy ra. Một con hổ Siberia giống đực có thể nặng tới 215kg, trong khi báo Amur chỉ nặng tới 75kg.
Báo Amur nhỏ bé hơn nên không phải là đối thủ của hổ Siberia. "Trải qua quá trình tiến hóa tự nhiên, báo Amur đã học được các kỹ năng sinh tồn trong lãnh thổ của hổ Siberia. Điều này cho phép chúng cùng tồn tại ở cùng một môi trường sống", Feng Limin, một chuyên gia Trung Quốc am hiểu về động vật hoang dã, nói. "Ví dụ như thời gian hoạt động của chúng không trùng nhau và các khu vực hoạt động của chúng cũng không giao nhau".
"Đây là trường hợp đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng để đưa ra các nỗ lực bảo tồn trong tương lai", Chen Yang, phó giám đốc công viên quốc gia ở đông bắc Trung Quốc, nói.
Tháng 10/2021, Trung Quốc chính thức coi khu vực nuôi hổ Siberia và báo Amur với tổng quy mô 1,4 triệu hécta ở các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang là khu công viên quốc gia. Quyết định này tạo cơ sở để thực hiện một loạt biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã, bao gồm đóng cửa các nhà máy, ngừng khai thác hầm mỏ và có biện pháp phục hồi thảm thực vật rừng.
Theo dữ liệu mới nhất, số lượng hổ Siberia và báo Amur sinh sống ở khu vực này là 60 con mỗi loài.