Học đường

Học sinh lớp 10 bị bán sang Campuchia, ép lừa đảo: Khi tội phạm lợi dụng sự lơ là của cha mẹ

Minh Ngọc 21/07/2025 16:49

(GDTĐ) - Một nam sinh lớp 10 tại TP.HCM mất tích gần một tháng sau khi rời khỏi nhà đã được gia đình chuộc về từ Campuchia với số tiền 285 triệu đồng. Sự việc hé lộ thủ đoạn tinh vi của các đường dây buôn người xuyên biên giới nhắm vào học sinh.

Nạn nhân là em N.V.B., sinh năm 2009, học sinh lớp 10, ngụ tại phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM. Vào chiều ngày 22/6/2025, em B. xin phép mẹ ra ngoài và sau đó mất liên lạc hoàn toàn. Camera an ninh ghi nhận em bước lên một chiếc xe ô tô (nghi là xe công nghệ). Gia đình đã báo cơ quan công an và đăng tin tìm kiếm rộng rãi.

Một học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh bỗng nhiên mất tích 6 ngày nay -0
Một học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh bỗng nhiên mất tích 6 ngày nay -1
Hình ảnh camera an ninh ghi lại cảnh Bảo ra và lên taxi công nghệ biển số 50H-73330 vào buổi sáng 22/6.

Đến ngày 13/7, gia đình nhận được một cuộc gọi từ người lạ thông báo em B. đang bị giữ tại Campuchia, yêu cầu chuyển trước 200 triệu đồng để được thả người. Do nghi ngờ, chưa xác định được thực hư nên bà Bình đã hỏi lại nhiều lần khiến đối tượng này tỏ ra giận dữ: “Mày nói thế thì thôi, khỏi chuộc. Tao báo ông chủ bán nó đi…”.

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia -0
Hình ảnh cháu Nguyễn Văn B. tại Campuchia do các đối tượng chụp gửi về cho vợ chồng bà Bình.

Sau đó ít giờ, đối tượng này lại tiếp tục nhắn tin với lời lẽ đe dọa: “Mày thích báo Công an hả. Từ giờ tới chiều mà mày không chuyển đủ 200 triệu, thì mày đừng mong và hy vọng gặp lại con trai của mày nữa. Bên ông chủ tao nói, nếu mà trong chiều nay mày không chuyển tiền chuộc nó về thì sẽ không còn cơ hội để về nữa”.

Vì lo sợ đến tính mạng con trai nhưng cũng nghi ngờ khả năng bị lừa đảo khi đối tượng yêu cầu chuyển tiền trước, gia đình bà Bình đã tìm kiếm mối quan hệ trên mạng và liên hệ với một người đàn ông tên S. ở Long An (cũ) – người được cho là có thể đàm phán với nhóm giữ em B. để chuộc con về.

Gia đình bà Bình đã vay mượn 200 triệu đồng từ người em gái và cũng chính người em gái này đã trực tiếp chuyển khoản cho đối tượng lạ theo hướng dẫn từ ông S.

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia -0
Những tin nhắn đe dọa bà Bình phải chuyển tiền chuộc con.

Sau đó, ông S. tiếp tục theo dõi hành trình con trai bà Bình được đưa về từ biên giới Campuchia giáp Thái Lan. Theo định vị mà nhóm này cung cấp, xe ô tô chở em B. gần như di chuyển liên tục suốt 600-700km, không dừng nghỉ lâu và em không được ăn uống gì dọc đường. “Tôi và em chồng đã đi xuống Long An chờ đón con từ lúc 10h trưa hôm qua (14/7) cho đến hơn 12h đêm mới đón được con mình. Vừa thấy con là hai mẹ con ôm nhau khóc, và con tôi trong tình trạng gần như hoảng loạn, sợ hãi…”, bà Bình nghẹn ngào kể lại.

Ngay trong đêm, gia đình đưa em về lại TP.HCM. Đến khoảng 2h30 sáng ngày 15/7, cả nhà mới về tới nơi. “Lúc trên xe về nhà, con tôi cứ nằm run cầm cập. Về đến nhà do quá mệt mỏi, sợ hãi, con trai tôi đã thiếp đi ngay sau đó, nhưng tôi phải ôm con suốt vì cháu liên tục mê sảng, la lớn: ‘Con xin chú đừng đánh con…’”, bà Bình chia sẻ trong nước mắt.

Học sinh lớp 10 ở TP Hồ Chí Minh mất tích đã được chuộc về từ Campuchia -3
Mẹ con bà Bình lúc đã về đến nhà.

Bà Bình cho biết, thời gian nghỉ hè con trai bà có chơi game và làm quen với một số người lạ trên mạng. Bà nghi ngờ chính việc hẹn gặp những người này đã khiến con bị lừa đưa thẳng sang Campuchia sau khi lên xe công nghệ.

Lời cảnh tỉnh dành cho phụ huynh và học sinh

Vụ việc của em B. không phải là trường hợp đơn lẻ. Những năm gần đây, nhiều đường dây buôn người núp bóng tuyển dụng online, hứa hẹn việc nhẹ lương cao, đã dụ dỗ hàng loạt người trẻ – đặc biệt là thanh thiếu niên thiếu kỹ năng và sự kiểm soát từ gia đình.

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:

  • Giám sát hoạt động online của con em, nhất là khi trẻ có xu hướng kết bạn qua mạng xã hội, giao tiếp với người lạ, hoặc được mời tham gia "việc làm thêm" bất thường.
  • Trang bị kỹ năng sống, kỹ năng nhận biết và phản ứng với nguy hiểm cho con trẻ, giúp các em biết cách từ chối lời mời mờ ám, nhận diện các chiêu trò dụ dỗ tinh vi.
  • Không chủ quan khi trẻ đi ra ngoài một mình, nhất là khi trẻ vị thành niên chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân.
  • Khi phát hiện trẻ mất tích hoặc có dấu hiệu bất thường, cần trình báo ngay cho cơ quan công an, tránh tự ý chuộc người hoặc giao dịch với đối tượng lạ để không rơi vào bẫy lừa đảo tiếp theo.
Bài liên quan
Cảnh báo lừa đảo tham gia đầu tư trên sàn giao dịch vàng
Nhiều nạn nhân mất hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng vì tin vào những lời mời gọi đầu tư trên sàn giao dịch vàng quốc tế ảo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh lớp 10 bị bán sang Campuchia, ép lừa đảo: Khi tội phạm lợi dụng sự lơ là của cha mẹ