Căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp đối với cán bộ, giáo viên, học sinh thuộc diện chính sách, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Đảm bảo mọi người, mọi nhà đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn.
Các nhà trường thông báo cụ thể lịch nghỉ Tết đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường; thực hiện nghiêm túc việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết.
Phối hợp chặt chẽ với công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ,... cho đơn vị. Phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục đến học sinh về thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép. Không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội. Không thực hiện vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ các loại hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm khác.
Các nhà trường tổ chức ký cam kết với cha mẹ học sinh về việc thực hiện đón Tết an toàn, thiết thực, như: Không giao mô tô, xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.
Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh khi điều khiển “Phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện” phải đội mũ bảo hiểm… Quản lý, giám sát, giáo dục con em không vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ; không uống rượu, bia, hút thuốc lá, chơi các trò chơi có tính chất cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào...