Học viện Ngoại giao dự kiến xét tuyển vào hệ đại học chính quy năm 2023 theo 4 phương thức sau:
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT (dự kiến 3% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành).
- Xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT (dự kiến 70% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành).
- Xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn (dự kiến 2% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành).
- Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành).
(Ảnh minh họa).
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng và phương thức xét tuyển.
Trong trường hợp đủ điều kiện xét tuyển nhiều phương thức, thí sinh được đăng ký đồng thời nhiều phương thức trên hệ thống tuyển sinh của Học viện và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh được xét tuyển bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì Học viện sẽ sử dụng tiêu chí phụ để xét trúng tuyển.
Mọi thông tin chính thức về phương thức tuyển sinh, thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, thời gian tổ chức xét tuyển và các nội dung khác liên quan sẽ được công bố tại Đề án tuyển sinh năm 2023, được đăng tải trên các kênh thông tin chính thức của Học viện Ngoại giao.
Chỉ tiêu từng ngành của Học viện Ngoại giao năm 2023 như sau:
Ngành Quan hệ quốc tế: 460
Ngành Ngôn ngữ Anh: 200
Ngành Kinh tế quốc tế: 260
Ngành Luật quốc tế: 200
Ngành Truyền thông quốc tế: 460
Ngành Kinh doanh quốc tế: 260
Ngành châu Á - Thái Bình Dương học: 160
Ngành Luật thương mại quốc tế: 100