10 năm qua, đội ngũ giảng viên của khoa đã tập trung xây dựng 10 giáo trình, tập bài giảng các môn học chuyên ngành; tổ chức nhiều hội thảo ở tất cả các cấp độ; trong đó 3 lần tổ chức hội thảo quốc gia và quốc tế.
Ngoài ra, các giảng viên của khoa CTXH đã tham gia 8 đề tài cấp Nhà nước, 11 đề tài cấp Bộ, 11 đề tài cấp cơ sở. Giảng viên trong khoa là tác giả, đồng tác giả của 4 bài báo công bố quốc tế có chỉ số ISI, Scopus; 38 bài báo khoa học đăng trên Kỷ yếu khoa học quốc tế; 134 bài báo công bố trên Kỷ yếu khoa học quốc gia và trên các Tạp chí khoa học trong nước có uy tín.
Số công trình nghiên cứu của khoa đã thể hiện tính ứng dụng rất cao trong việc biên soạn đề cương học phần, tập bài giảng và giáo trình hệ đại học. Đội ngũ giảng viên của khoa cũng có sự thay đổi cả về lượng và chất.
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2023, rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm đến Học viện Phụ nữ nói chung và Khoa công tác xã hội của Học viện nói riêng. |
Từ một bộ môn trước đây, đến nay Khoa Công tác xã hội đã có 3 bộ môn, trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực Xã hội học, Công tác xã hội cơ bản, Công tác xã hội chuyên biệt.
Đội ngũ giảng viên của Học viện tham gia giảng dạy ngành CTXH là hơn 30 người, trong đó giảng viên cơ hữu của khoa có 10 người, bao gồm 1 phó giáo sư; 5 tiến sĩ; 1 nghiên cứu sinh và 3 thạc sĩ.
Điểm nổi bật là sự chủ động, tích cực của Khoa trong việc mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, trung tâm CTXH ở nhiều tỉnh, thành phố để hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành đối với sinh viên. Khoa cũng đóng vai trò quan trọng để Học viện tham gia tích cực vào mạng lưới các trường đào tạo về CTXH cũng như tổ chức nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng hàng năm.
Hiện Ban giám đốc Học viện chỉ đạo chặt chẽ để Khoa CTXH và các bộ phận liên quan chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để đăng ký đào tạo hệ hệ tiến sỹ CTXH cũng như kiểm định thành công chương trình đào tạo đại học ngành CTXH.