Trong các clip, Trần Xuân Đông điều khiển xe mô tô chạy cùng, và hướng dẫn Trinh thực hiện các động tác nguy hiểm trên. Cùng lúc đó thì Long chở Thúy Kiều ngồi phía sau dùng điện thoại quay lại, còn Khánh dùng Flycam để quay phim.
Còn Nguyễn Hoàng Sơn (trợ lý của Đông) được Trinh nhờ chở Khánh để quay phim cho Trinh.
Theo cáo trạng truy tố, đối với Nguyễn Thị Thúy Kiều, Tăng Duy Khánh là những người Trinh nhờ quay phim và Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Hoàng Sơn được Trinh nhờ chở Kiều để quay phim. Những người này là những người làm thuê cho Trinh và Đông và được Trinh nhờ quay phim.
Cơ quan điều tra nhận định, trong nhận thức chủ quan của Kiều, Khánh, Long và Sơn thì họ chỉ là người làm thuê theo yêu cầu của Trinh là quay phim và việc quay phim đưa lên mạng xã hội không phải là hành vi gây rối trật tự công cộng.
Do đó, CQĐT không xử lý hình sự Kiều, Khánh, Long và Sơn về tội gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã chuyển tài liệu, phương tiện bay flycam của Khánh đến Công an TP.Thủ Đức để xem xét xử lý về hành vi bay flycam khi chưa được cấp phép.
Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Gây rối trật tự công cộng như sau:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.