Kết quả điều tra ban đầu do không có đủ giáo viên giảng dạy, Nguyễn Viết Tuấn chỉ đạo phòng đào tạo tuyển người để tương ứng với lượng học viên được nêu trong giấy phép cấp đào tạo lái xe.
Nhưng trên thực tế, hầu hết số giáo viên sau khi ký hợp đồng đều không trực tiếp giảng dạy tại trung tâm, mà chỉ đứng tên trên hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch.
Để hợp thức hóa hồ sơ đào tạo cho phù hợp với số giáo viên không giảng dạy trên thực tế, lãnh đạo trung tâm đã chỉ đạo tổ giáo viên lý thuyết, tổ giáo viên thực hành và nhân viên phòng đào tạo giả mạo chữ ký, chữ viết để ghi khống nội dung vào một số tài liệu nhằm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và tránh bị kiểm tra phát hiện.
Vào đầu tháng 2 vừa qua, Bộ GTVT cũng đã ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) trên toàn quốc.
Theo Bộ GTVT, việc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện bất cập trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX (nếu có). Từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và phòng ngừa tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
"Việc thanh, kiểm tra cũng nhằm đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ thể trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Đồng thời, phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có) và hướng dẫn các đơn vị được thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật", Bộ GTVT cho biết.
Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe thuộc quyền quản lý. Việc thanh, kiểm tra phải xong trước ngày 15/4/2023.
Bộ GTVT thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX của các sở GTVT. Việc kiểm tra này Bộ GTVT yêu cầu xong trong tháng 4/2023.