Kiến nghị đưa quy định về tiền Đồng Việt Nam kỹ thuật số vào luật

24/11/2023, 14:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

HoREA kiến nghị bổ sung quy định về tiền Đồng Việt Nam kỹ thuật số (e-VNĐ) để đáp ứng yêu cầu số hóa tiền tệ và hoạt động tín dụng

Theo HoREA, tiền kỹ thuật số đã được phát triển trong khoảng 20 năm qua gồm có 3 loại chính là "tiền số pháp định (Fiat-backed Cryptocurrencies)" như US Dollar Coin (USDC) hoặc Tether (USDT) hoặc đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) được hỗ trợ và quản lý bởi Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của một quốc gia; "tiền ảo (Virtual Money)" không có sự hỗ trợ từ chính phủ và không được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp; "tiền mã hóa (Cryptocurrency)" hoạt động trên nền tảng công nghệ blockchain và không cần sự can thiệp của Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương, điển hình là đồng Bitcoin (BTC).

Trong đó, loại tiền số pháp định (Fiat-backed Cryptocurrencies) là loại tiền kỹ thuật số phù hợp để xây dựng tiền Đồng Việt Nam kỹ thuật số (e-VNĐ).

Do vậy, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng cần bổ sung quy định về tiền Đồng Việt Nam kỹ thuật số (e-VNĐ) để đáp ứng yêu cầu số hóa tiền tệ và hoạt động tín dụng để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Điều 105 về giao dịch điện tử trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Điều 106 về "cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng" (cơ chế thử nghiệm sandbox) của dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, để tương thích với thông lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc về cơ chế phát hành, thanh toán, giao dịch điện tử và quản lý đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY).

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/kien-nghi-dua-quy-dinh-ve-tien-dong-viet-nam-ky-thuat-so-vao-luat-c161a1521412.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/kinh-doanh/kien-nghi-dua-quy-dinh-ve-tien-dong-viet-nam-ky-thuat-so-vao-luat-c161a1521412.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị đưa quy định về tiền Đồng Việt Nam kỹ thuật số vào luật