Với hình ảnh nhận dạng cho thấy, con vật cắn bệnh nhân là cu-li thuộc giống Nycticebus, họ cu li Lorisidae, bộ linh trưởng (Primate). Con vật có bề ngoài hiền lành, mắt tròn to, lông vàng óng nên người dân chủ quan. Thực chất, Cu-li có tuyến nọc độc ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước, có bản chất Protein. Cu-li liếm nọc độc từ tuyến nọc, sau đó chải lông và nọc độc này kết hợp với nước bọt gây nhiễm độc qua nhát cắn tự vệ. Nếu bị Cu li cắn sẽ bị tê bì, rối loạn cảm giác, đau đầu, buồn nôn, run rẩy, mệt mỏi, khó chịu toàn thân, rối loạn các yếu tố đông máu, đau buốt, hoại tử, nhiễm trùng vết cắn, thậm chí phản vệ, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, đây là ca bệnh thứ 2 ghi nhận Cu li cắn trong thời gian gần đây.
Ngành chức năng khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi gặp phải các sinh vật trong tự nhiên, hoang dã. Tuyệt đối không bắt và nuôi Cu-li, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi đi rừng, nếu không may bị các loài vật hoang dã cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.