Các khuyến nghị mà bộ đã đồng ý thông qua bao gồm cải thiện sự hiểu biết của bộ về các yêu cầu của đồng minh và đối tác, cho phép đánh giá hiệu quả để phát hành công nghệ và cung cấp cho các đồng minh và quốc gia đối tác các khả năng ưu tiên có liên quan. Các biện pháp khác sẽ hướng tới việc đẩy nhanh việc mua lại và hỗ trợ hợp đồng, mở rộng năng lực của Cơ sở Công nghiệp Quốc phòng và đảm bảo sự hỗ trợ rộng rãi của chính phủ Mỹ.
Bộ Quốc phòng cũng đang tìm kiếm các cuộc thảo luận cấp tốc với các quốc gia thân thiện về các yêu cầu mua bán quân sự và thành lập Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng làm việc với Cơ quan Tùy viên Quốc phòng.
Để giảm bớt các rào cản, Bộ Quốc phòng Mỹ dự định xem xét và cập nhật các chính sách xuất khẩu công nghệ có liên quan cho các đồng minh. Bộ cũng sẽ thiết lập các tiêu chuẩn và số liệu trao hợp đồng trong nỗ lực thúc đẩy việc mua lại và ký hợp đồng.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn tìm cách giảm đáng kể thời gian sản xuất bằng cách kết hợp các yêu cầu của đối tác, hợp đồng nhiều năm và tăng cường sử dụng Quỹ mua sắm quốc phòng đặc biệt.
Đơn vị cũng sẽ làm việc với Bộ Ngoại giao, Quốc hội và các bên liên quan khác để xác định các cơ hội cải thiện quy trình bán hàng quân sự nước ngoài.
Với sự quy tụ của các quan chức quân sự cấp cao, lực lượng đặc nhiệm Tiger Team được Lầu Năm Góc thành lập vào tháng 8/2022. Mục tiêu của lực lượng này là kiểm tra sự thiếu hiệu quả trong việc bán vũ khí của Mỹ cho các quốc gia thân thiện và đẩy nhanh quá trình này trong bối cảnh căng thẳng trên thế giới, đặc biệt là với Nga và Trung Quốc, gia tăng.