Chỉ còn lác đác vài cổ phiếu tăng nhẹ
Dòng tiền vẫn tiếp tục đứng ngoài thị trường khiến thanh khoản sụt giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 15,2 nghìn tỷ đồng.
Toàn sàn HoSE có 103 mã tăng giá, 56 mã đứng giá tham chiếu và 386 mã giảm giá. Khối ngoại quay trở lại bán ròng rất mạnh với giá trị lên đến hơn 700 tỷ đồng. Trong đó, VNM (-44.73 tỷ) và CTG (-40.26 tỷ) là hai cổ phiếu bị bán ra đáng kể nhất trong ngày hôm nay.
Cổ phiếu của 3 ngân hàng quốc doanh VCB, BID và CTG giảm lần lượt 2,09%, 2,12% và 2,77%. Đây cũng là 3 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index.
Sau nhịp điều chỉnh, định giá P/E thị trường đã về mức xấp xỉ 13,5 lần, thấp hơn 10% so với P/E trung bình 3 năm. Nếu so với tương quan giữa lãi suất huy động và định giá thị trường, lãi suất huy động 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn đã trở về mức tương đương giai đoạn 2021 – 2022, định giá thị trường đã trở nên hấp dẫn hơn.
Chứng khoán Việt Nam đang rẻ nhất khu vực Asean. Hình minh họa
Xét trong khu vực, định giá P/E trượt năm 2024 của VN-Index cũng rẻ nhất Asean, ở mức 8,8 lần. Còn nếu so sánh về chiết khấu định giá các nước trong khu vực cho chu kỳ dài hơn thì của VN-Index cũng là mức chiết khấu cao nhất 10 năm qua.
Hiện, các tổ chức nước ngoài giữ vững quan điểm tích cực về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Pyn Elite Fund, chứng khoán Việt Nam đang tương đối rẻ. VN-Index hiện giao dịch ở mức P/E là 12,3 với kỳ vọng thu nhập vào năm 2023.