Tiểu Văn bị những đứa trẻ khác cô lập nên chạy đến chơi trên máy tính phát nhạc. Kết quả là đứa bé bắt đầu vận hành máy tính, rồi tắt dàn âm thanh. Chị Trần bảo con đừng làm vậy, nhưng đứa trẻ vốn quen sống vô pháp nên không nghe lời mẹ.
Chơi máy tính xong, cậu bé đi sang bàn ăn. Một người phụ nữ vừa định ngồi xuống ghế, liền bị thằng bé kéo chiếc ghế nên ngã xuống đất, tốc cả váy lên mặt. Người này xấu hổ, chỉ biết ôm mặt lặng lẽ rơi nước mắt. Tiểu Văn đứng đó cười lớn, chỉ tay la lên: "Lộ hàng rồi, xấu hổ quá, lêu lêu".
Chị Trần không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đưa con trai về nhà. Sau đó, chị muốn giải thích và xin lỗi các bạn cùng lớp nhưng không ngờ lại phát hiện ra lớp trưởng đã đuổi mình ra khỏi nhóm trò chuyện. Người bạn thân là chủ buổi tiệc cũng hủy kết bạn với chị, một tình bạn 30 năm kết thúc đầy bất ngờ như thế!
Không ít gia đình có cách nuôi dạy con giống gia đình chị Trần, coi trẻ như báu vật cần nâng niu và chiều chuộng. Thế nhưng, đó thực chất lại không phải là cách tốt để giáo dục một đứa trẻ. Thậm chí việc này còn khiến trẻ trở nên ương ngạnh, độc tài. Tới lúc này, việc uốn nắn lại sẽ rất khó.
Với trường hợp trẻ ngang bướng do được chiều thái quá như trong trường hợp trên, cha mẹ hãy thiết lập một cuộc sống nề nếp và kỷ luật mới. Nên thẳng thắn trao đổi với ông bà, những người lớn trong gia đình và hạn chế sự can ngăn của họ mỗi khi đưa ra hình phạt cho trẻ.
Ban đầu sẽ luôn khó khăn, nhưng mọi thứ sẽ dần thay đổi. Trẻ sẽ phải học cách tự mình làm những công việc đơn giản như tự ăn, tự học, đánh răng, rửa mặt, thu dọn đồ chơi... để rèn sự tự lập. Việc đòi hỏi cũng sẽ không được đáp ứng nếu không hợp lý. Ngoài ra, hãy dạy trẻ biết cách chia sẻ và yêu thương mọi người xung quanh.
Cha mẹ cũng đừng quên đưa ra những lời khen ngợi hoặc phần thưởng nho nhỏ dành cho những nỗ lực, thay đổi của con. Hãy nhớ, mỗi đứa trẻ như 1 trang giấy trắng, các con sẽ trở thành bức tranh thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời!