"Đây là vũ khí chống tăng rất mạnh mà chúng tôi đang sử dụng hiệu quả", lữ đoàn số 79 cho biết. "Loại vũ khí này giúp chúng tôi rất nhiều trong xung đột".
Lữ đoàn cũng bày tỏ mong muốn được Mỹ cung cấp thêm hàng loạt tên lửa chống tăng Javelin, theo Newsweek. Trong tuyên bố mới, lữ đoàn nói đã loại bỏ 29 xe bọc thép Nga kể từ đầu năm 2024.
Kể từ đầu xung đột, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 10.000 tên lửa Javelin. Để đáp ứng nhu cầu tăng vọt, nhà sản xuất Lockheed Martin và Raytheon đã mở thêm dây chuyền sản xuất, đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất sản xuất tên lửa Javelin, từ 2.100 mỗi năm lên 4.000 vào năm 2026.
Nhược điểm của Javelin là tên lửa cần không gian mở để khai hỏa, không thể bắn từ trong tòa nhà hay nơi trú ẩn. Tên lửa sau khi được phóng đi sẽ bay thẳng lên trời, sau đó lao về phía mục tiêu theo phương thẳng đứng để tạo ra sát thương cao nhất.
Ngoài ra, số lượng tên lửa Javelin được Mỹ sản xuất vẫn còn rất hạn chế so với các mẫu tên lửa chống tăng thông thường khác.
Hiện tại, Nga vẫn đang chiếm ưu thế trong xung đột ở vùng Donetsk. Sau khi kiểm soát thị trấn Marinka, các lực lượng Nga đang hướng đến thị trấn Kurakhove. Mục tiêu của Nga được cho là tiến tới sát ranh giới giữa vùng Donetsk và vùng Dnipropetrovsk và từng bước kiểm soát hoàn toàn vùng Donetsk.