Xe bọc thép K21 có kíp lái gồm 3 người và có thể chở tối đa 9 binh sĩ, tầm hoạt động 500km. Xe được bổ sung lớp giáp bằng gốm, được gia cố bằng sợi thủy tinh phức tạp, giúp bảo vệ người ngồi bên trong khỏi hỏa lực từ súng máy đến mảnh đạn pháo. Xe bọc thép K21 được trang bị pháo tự động cỡ 40mm, súng máy cỡ 7,62mm và hai quả tên lửa chống tăng AT-1K.
Xe chiến đấu bộ binh K21 sử dụng bánh xích của Hàn Quốc.
Vũ khí thứ ba gây chú ý là pháo tự hành K9 Thunder, do công ty Hanwha Aerospace của Hàn Quốc sản xuất. Hơn 1.700 hệ thống K9 Thunder được Hàn Quốc sản xuất từ những năm 1990. Hệ thống pháo tự hành này sử dụng nòng cỡ 155mm của hãng Huyndai, tầm bắn từ 18 - 60km.
Pháo tự hành K9 Thunder là vũ khí đắt hàng nhất của Hàn Quốc trên thị trường xuất khẩu vũ khí.
K9 Thunder là vũ khí đắt hàng nhất của Hàn Quốc trên thị trường quốc tế, được xuất khẩu sang Ba Lan, Na Uy, Estonia, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Úc và Ai Cập cũng đang bày tỏ sự quan tâm.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt K239 Chunmoo.
Ba Lan thậm chí còn mua lại quyền sản xuất pháo tự hành K9 và đặt tên là AHS Krab. Trong cuộc xung đột ở Ukraine, quân đội Nga đã phá hủy nhiều hệ thống pháo tự hành AHS Krab do Ba Lan cung cấp cho Ukraine.
Vũ khí thứ tư do Hàn Quốc tự sản xuất là hệ thống pháo phản lực phóng loạt K239 Chunmoo. Hệ thống có thể phóng nhiều loại đạn rocket khác nhau, từ cỡ 131 - 600mm, tầm bắn từ 36 - 290km. Một loạt đạn đủ để hủy diệt mục tiêu ở khu vực diện tích tương đương 3 sân bóng đá. Hệ thống này đã được xuất khẩu sang Ả Rập Saudi và Ba Lan.
Tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM Cheongung.
Vũ khí thứ năm của Hàn Quốc xuất hiện trong lễ duyệt binh là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM Cheongung. Hệ thống này do Hàn Quốc liên doanh sản xuất với công ty Almaz-Antey của Nga. Hệ thống có khả năng bắn hạ mục tiêu trên không khoảng cách 60km và tầm cao tối đa 20.000 mét.
Tên lửa phòng không tầm xa L-SAM.
Cuối cùng, Hàn Quốc cũng lần đầu phô diễn hệ thống tên lửa phòng không tầm xa L-SAM, có tầm bắn khoảng 150km. Hệ thống vẫn đang trong giai đoạn phát triển, sẽ chính thức được Hàn Quốc biên chế vào năm 2026. Hệ thống có năng lực kết hợp giữa tên lửa phòng không tầm cao THAAD của Mỹ và tên lửa S-400 của Nga.