2. Ăn nhai khó khăn
3. Có thói quen xấu: Mút ngón tay, cắn môi, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở miệng...
4. Răng cửa chìa, nhô nhiều (hô)
5. Răng mọc lộn xộn
6. Hàm dưới quá dài hoặc nhô ra trước so với hàm trên
7. Cắn chéo hoặc cắn ngược răng
Chỉ cần cha mẹ phát hiện trẻ có một trong những dấu hiệu trên thì hãy cho trẻ đi khám ngay nhé.
Những nguyên nhân thông thường gây ra sai lệch ở răng và hàm
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra những sai lệch này:
1. Sai lệch kích thước giữa xương hàm trên và xương hàm dưới: Khi 1 hàm có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn so với hàm còn lại sẽ tạo nên sai khác khiến trẻ có tình trạng hô hoặc móm.
2. Mất răng sữa sớm: Trẻ bị mất răng sữa sớm làm cho răng vĩnh viễn mất đi định hướng và mọc sai lệch. Điều này khiến cho hàm răng chen chúc, lộn xộn.
3. Thói quen xấu: Trẻ hình thành các tật xấu do thói quen hàng ngày như tật thở miệng, mút ngón tay, mút môi, nghiến răng, chống cằm, đẩy lưỡi, cắn móng tay...
Niềng răng sớm giúp trẻ có thể định hướng được sự phát triển của xương hàm và tạo ra môi trường lý tưởng cho răng vĩnh viễn. Nhờ đó, răng vĩnh viễn có thể mọc lên đúng vị trí mong muốn, giảm được nguy cơ hô, móm, hạn chế phải can thiệp phẫu thuật sau này.
Khi trẻ niềng răng sớm, kết quả niềng răng sẽ tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với cải thiện được thẩm mỹ khuôn mặt. Niềng răng sớm cũng cải thiện được đường thẩm mỹ môi, giúp nụ cười hoàn thiện hơn, làm tăng lên vẻ đẹp và sự tự tin cho trẻ.
Chính vì vậy, BS Hải Anh mong rằng phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về hành trình niềng răng tăng trưởng cho con để các con có một nụ cười tự tin, tỏa sáng trong tươi lai.