Giả thuyết lớn nhất là chúng đã được đem lên từ một vụ tan rã của siêu lục địa cổ đại, nằm gần mặt đất hơn trước khi được các vụ phun trào núi lửa đưa tiếp lên phía trên, nằm tại mỏ Wajrakarur, theo tóm tắt nghiên cứu trên Live Science.
Những cuộc khảo sát cho thấy một dòng sông cổ nay đã khô hạn có thể từng có dòng nước chảy xiết, quét kim cương từ Wajrakarur đến sông Krishna và các nhánh của nó, nơi những viên đá quý cuối cùng được tìm thấy.
Nguồn gốc khác thường này đã đem tới cho loại kim cương này vẻ đẹp vô song, cực kỳ quý giá và là tâm điểm tranh giành của nhiều người và thậm chí nhiều quốc gia.
Phần lớn chúng được cho là mang lời nguyền.
Trong đó viên kim cương Koh-i-Noor lớn nhất thế giới - nặng tới 105,60 carat - được người Hindu cho rằng sẽ gây hại cho các nam chủ nhân và liên quan đến vụ ám sát của ít nhất một vị vua. Viên kim cương hiện đang được sở hữu bởi nước Anh.
Viên kim cương màu xanh mê hoặc Hope thậm chí còn "nổi tiếng" hơn bởi hàng loạt vị chủ nhân cùng gia đình họ đã chết trong các vụ tai nạn, tự sát, bị giết, hoặc tán gia bại sản, phát điên...
"Lời nguyền" nổi tiếng nhất là vụ việc Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp bị truất phế và chết trên máy chém hồi thế kỷ XVII.
Chuỗi các sự kiện thảm khốc dường như chỉ kết thúc cho đến khi Hope được chủ nhân cuối cùng tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian (Mỹ) vào giữa thế kỷ XX.