Mạng lưới 8 cao tốc, 11 quốc lộ và 35 đường tỉnh ở Hà Nội

23/11/2023, 08:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

TP Hà Nội vừa công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư, trong đó có đưa ra đánh giá hiện trạng giao thông trên địa bàn.

QL2C nối với QL37 tại Sơn Dương, liên kết Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, phần trên địa bàn Hà Nội dài 0,85 km, mặt đường bê tông xi măng.

QL23 nối từ đường đê Tả Hồng tại vị trí khu công nghiệp Bắc Thăng Long đến Phúc Yên nhập vào QL2, là tuyến đường phân bổ lưu lượng xe cho QL2. Trên địa phận Hà Nội đoạn tuyến có chiều dài khoảng 20,35 km.

Đối với hệ thống đường tỉnh, mạng lưới đường tỉnh (ĐT) trên địa bàn Thủ đô Hà Nội bao gồm 35 tuyến. 

 Hiện trạng hệ thống đường tỉnh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình từ đồ án).

Hệ thống vành đai, hiện nay Hà Nội mới có một tuyến vành đai (VĐ) đã khép kín (VĐ2); còn 4/5 tuyến theo quy hoạch đã và đang đầu tư hình thành các đoạn tuyến.

Cụ thể, Vành đai 1, VĐ1 thực ra là một tuyến không khép kín hoàn chỉnh, song cho đến nay vẫn tồn tại trong các đánh giá mạng lưới giao thông Thủ đô. Tuyến đường bắt đầu từ đê Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh - Ô Chợ Dừa - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Yên Phụ.

Vành đai 2, theo quy hoạch, VĐ2 có tổng chiều dài 38.91 km và qua các điểm khống chế chính như sau: Bắt đầu từ dốc Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, QL5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai thành một vành đai khép kín.

Hiện tại Vành đai 2 mới cơ bản hình thành một nửa ở phía nam sông Hồng, phía bắc đã có đoạn từ nút cầu Chui (nút trung tâm quận Long Biên) đến cầu Vĩnh Tuy. Từ tháng 1, thành phố chính thức thông xe đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao. Đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao dài hơn 5 km, điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Phần dưới thấp dài hơn ba km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng.

Vành đai 3, VĐ3 bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Sài Đồng - cầu Phù Đổng - Ninh Hiệp – đi trùng đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đoạn Ninh Hiệp tới Dục Tú đi tiếp phía nam đường sắt vành đai để nối trở lại với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài tại khu vực Quang Minh thành tuyến đường khép kín.

Vành đai 4 và Vành đai 5 - hai tuyến vành đai liên vùng, VĐ4 chưa được hình thành; VĐ5 mới chỉ hình thành một số đoạn tuyến và chưa kết nối (mới chỉ hình thành cầu Vĩnh Thịnh và đoạn tuyến đường đi trùng đường Hồ Chí Minh hiện có; đoạn qua thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vi, Mỹ Đức, Ứng Hòa chưa được đầu tư hình thành).

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đưa ra đánh giá việc thực hiện quy hoạch giao thông: Mạng lưới các tuyến đường giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung vẫn chưa hình thành đồng bộ theo quy hoạch (Vành đai 3 chưa khép kín; Vành đai 2,5 và Vành đai 3,5 vẫn chỉ đang triển khai từng đoạn chưa kết nối toàn tuyến; Vành đai 4 đang trong giai đoạn đầu tư hình thành); hệ thống các tuyến đường hướng tâm kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh vẫn chủ yếu khai thác trên cơ sở hệ thống đường quốc lộ hướng tâm hiện có.

Theo vietnammoi.vn
https://vietnammoi.vn/mang-luoi-8-cao-toc-11-quoc-lo-va-35-duong-tinh-o-ha-noi-20231122151351944.htm
Copy Link
https://vietnammoi.vn/mang-luoi-8-cao-toc-11-quoc-lo-va-35-duong-tinh-o-ha-noi-20231122151351944.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mạng lưới 8 cao tốc, 11 quốc lộ và 35 đường tỉnh ở Hà Nội