Mạo danh bác sĩ để truyền thông thực phẩm Fitobimbi (bài 6)

Nguyễn Long | 04/12/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Truyền thông "bẩn" mạo danh bác sĩ bệnh viện lớn, tung hô sản phẩm thuộc nhãn hàng Fitobimbi có tác dụng như thần dược, khuyến nghị sử dụng cho trẻ sơ sinh... đang là điều bị lạm dụng để tiêu thụ thực phẩm chức năng.

Còn tại Học viện Quân y, sau khi nhận được thông tin về tên và hình ảnh bác sĩ có tên Nguyễn Xuân Quang với danh xưng bác sĩ đa khoa, do phóng viên cung cấp. Văn phòng Học viện đã tiến hành kiểm tra và xác nhận, tại Học viện Quân y không có tên bác sĩ Nguyễn Xuân Quang trùng với hình ảnh do phóng viên cung cấp, các đối tượng đã công khai mạo danh bác sĩ Học viện để quảng cáo TPCN, nhằm lừa dối đối tượng khách hàng để tiêu thụ TPCN cho trẻ sơ sinh tiêu thụ

fitobimbi(7).jpg
Bác sĩ tên Nguyễn Xuân Quang được kênh fanpage có tên Fitobimbi giới thiệu công tác tại Học viện Quân Y, nhưng Học viện Quân Y đã xác nhận không có bác sĩ nào tên Nguyễn Xuân Quang trùng với hình ảnh

Kiểm tra danh xưng bác sĩ Đoàn Hải Đăng tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa theo đường dây nóng của bệnh viện. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng khẳng định, nhiều năm nay không có bác sĩ nào tên Đoàn Hải Đăng làm việc tại bệnh viện.

Đối với bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh được truyền thông cùng nhiều hình ảnh bác sĩ khác; đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, bác sĩ Phương Linh đã nghỉ công tác tại bệnh viện từ lâu.

Sau khi nhận được thông tin bác sĩ Linh có tham gia truyền thông cho nhãn hàng Fitobimbi, bệnh viện đã liên hệ và gửi hình ảnh cho bác sĩ Linh để xác nhận. Bác sĩ Linh đã khẳng định đây là hình ảnh cắt ghép để phục vụ mục đích truyền thông cho nhãn hàng, bác sĩ Linh không hề tham gia truyền thông về sản phẩm thuộc nhãn hàng Fitobimbi.

ts.bs-phan-bich-nga-anh-dai-dien.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga rất tích cực tham gia truyền thông các sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi

Từ những kết quả kiểm tra cho thấy, truyền thông “bẩn” về nhãn hàng Fitobimbi, đã ngang nhiên mạo danh nhiều bác sĩ công tác tại các bệnh viện lớn, để thực hiện hành vi truyền thông sai sự thật, phục vụ mục đích bán các sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi.

Quan ngại hơn là tại kênh Youtube chính thức của nhãn hàng này cũng xuất hiện nhiều hình ảnh bác sĩ, được nhãn hàng giới thiệu là chuyên gia nói về sản phẩm của nhãn hàng. Trong số những bác sĩ, chuyên gia đó chúng tôi đã xác định được những bác sĩ “mạng”, mặc dù họ không công tác tại bệnh viện được truyền thông của hãng này giới thiệu, nhưng nhãn hàng Fitobimbi đã khoác lên những đối tượng này các danh xưng của ngành y, như những trường hợp mà chúng tôi vừa nêu ở trên .

Việc truyền thông “bẩn” mạo danh bác sĩ ở các bệnh viện uy tín, để truyền thông TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi, với mục đích đánh lừa và gây nhiểu nhầm về nuôi con bằng sữa mẹ đối với những gia đình có trẻ sơ sinh là một hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Bởi nếu tin vào lời truyền thông sai lệch về nhãn hàng Fitobimbi, người tiêu dùng mua những thứ TPCN này cho trẻ sơ sinh sử dụng, sẽ là việc làm trái với chương trình vận động sử dụng sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh của WHO và Bộ Y tế, tạo nên những tư tưởng, nhận thức sai sự thật, lệch lạc đối với việc sử dụng TPCN.  

Bên cạnh việc lên án mạnh mẽ hoạt động truyền thông “bẩn”, đang mạo danh bác sĩ để lừa dối người tiêu dùng, tiêu thụ TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi, để mọi người biết và tránh bẫy bác sĩ “rởm” đang được phát tán trên không gian mạng, các cơ quan quản lý Y tế và các cơ quan liên quan cần tiến hành kiểm tra việc truyền thông các sản phẩm TPCN thuộc nhãn hàng Fitobimbi có thực hiện đúng các quy định pháp luật về quảng cáo. Đồng thời, cần nghiêm khắc xử lý với việc truyền thông sai sự thật, gây hiểu nhầm cho người dân đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mạo danh bác sĩ để truyền thông thực phẩm Fitobimbi (bài 6)