“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Câu trả lời của cha mẹ ảnh hưởng tới tư duy tiền bạc của con cái

11/11/2023, 17:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu một đứa trẻ có thể hình thành quan niệm đúng đắn về tiền bạc sẽ không trở thành nô lệ của đồng tiền và rơi vào khủng hoảng trong tương lai.

- Miễn cưỡng đối xử tốt với bản thân

Khi một đứa trẻ muốn một thứ gì đó, chúng chỉ muốn làm cho mình vui vẻ. Nhưng dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn không thể có được nó. Sau đó, toàn bộ sự chú ý của chúng chỉ tập trung vào món đồ này mà quên mất ý tưởng ban đầu của mình là gì. Cuối cùng, trẻ chỉ muốn có đồ vật, dần hình thành tư tưởng chỉ có của cải mới làm bản thân hạnh phúc.

Rồi khi lớn lên, trẻ sẽ đặc biệt bất an, chỉ muốn có nhiều tiền nhưng lại ngại chi tiền để đối xử tốt hơn với bản thân. Hơn nữa, khi kết bạn và hòa đồng với đồng nghiệp, chúng sẽ tỏ ra keo kiệt vì quá quan tâm đến tiền bạc.

- Tiếp tục mua, mua, mua

Nhiều người rõ ràng không có nhiều tiền trong tay nhưng lại tiêu tiền hoang phí, chỉ mua đồ ăn, quần áo của các thương hiệu nổi tiếng, mong mình được người khác chú ý và tôn trọng.

Cũng có một số trẻ khi lớn lên sẽ không kiểm soát được chi tiêu của mình, mặc dù rõ ràng bản thân không cần món đồ đó nhưng khi nghe nói tới giảm giá liền mua ngay.

Thậm chí, có nhiều người khi không có tiền sẵn sàng thế chấp, vay mượn. Đây đều là hậu quả của quan niệm sai lầm về tiền bạc.

Cha mẹ cần dạy con về tiền bạc như thế nào?

Robert Kiyosaki từng nói: “Cha mẹ không dạy dỗ con cái thì sau này tự nhiên sẽ có người dạy dỗ, người đó có thể là kẻ trục lợi, cảnh sát, kẻ nói dối”.

Vì vậy, vì tương lai của con cái, cha mẹ nên tự mình dạy dỗ chúng và giúp chúng hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ.

“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Câu trả lời của cha mẹ ảnh hưởng tới tư duy tiền bạc của con cái - 3

- Hiểu được giá trị của đồng tiền

Thay vì nói với con rằng: “Cái này đắt quá, mẹ không đủ tiền mua” hay “gia đình mình nghèo, không có tiền”, cha mẹ nên dạy con hiểu đúng về tiền và hiểu công dụng cũng như giá trị của đồng tiền.

Ví dụ, tiền chỉ là một công cụ có thể trao đổi được những gì chúng ta muốn. Công cụ này khi sử dụng tốt có thể khiến cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn nhưng khi sử dụng không đúng cách có thể gây rắc rối. Vì vậy, chúng ta cần biết giá trị của đồng tiền.

- Để trẻ tự quản lý tiền của mình

Sau khi đứa trẻ tròn 6 tuổi, chúng phải có ý thức tự quản lý tiền bạc của mình.

Ví dụ, mỗi tuần hãy cho con bạn một khoản tiền tiêu vặt nhất định và để con mua dụng cụ học tập, đồ ăn nhẹ, đồ chơi, v.v. bằng tiền của mình. Nếu trẻ không dùng hết số tiền, chúng có thể bỏ vào heo đất của mình. Nếu hết tiền sớm, chúng phải học cách chờ đợi tiền tiêu vặt tuần kế tiếp.

Ngay cả khi cảm thấy những gì con mình mua là không hợp lý, cha mẹ cũng không nên can thiệp. Bởi vì nếu không có kinh nghiệm như vậy, làm sao trẻ có thể nhận ra mình không nên tiêu tiền vào cái gì.

- Trau dồi trí tuệ tài chính ngay từ khi còn nhỏ

Godfrey đã viết trong cuốn sách “Tiền không mọc trên cây” rằng, trẻ nên dần dần nắm vững kiến ​​thức về tiền bạc trước 12 tuổi.

Chẳng hạn, lúc 8 tuổi, trẻ đã biết lao động có thể kiếm tiền và có ý thức tiết kiệm tiền. Trẻ cần có khả năng lập kế hoạch mua sắm từ năm 9 tuổi, biết so sánh giá cả khi mua đồ và đưa ra lựa chọn hợp lý. 10 tuổi, trẻ cần biết tiết kiệm tiền để mua những món đồ mình muốn.

Một đứa trẻ 11 tuổi có thể nhận ra sự thật từ các quảng cáo mua sắm thay vì bị thôi thúc mua sắm một cách bốc đồng. Trẻ 12 tuổi có thể lập kế hoạch chi tiêu dài hạn và kiểm soát thu chi hợp lý.

Nếu một đứa trẻ có thể hình thành quan niệm đúng đắn về tiền bạc, chúng sẽ giàu có về mặt tinh thần, độc lập tài chính, không bị cám dỗ bởi tiền bạc.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/me-oi-cai-nay-co-dat-khong-cau-tra-loi-cua-cha-me-anh-huong-toi-tu-duy-tien-bac-cua-con-cai-c216a1515257.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/me-oi-cai-nay-co-dat-khong-cau-tra-loi-cua-cha-me-anh-huong-toi-tu-duy-tien-bac-cua-con-cai-c216a1515257.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Mẹ ơi, cái này có đắt không?”: Câu trả lời của cha mẹ ảnh hưởng tới tư duy tiền bạc của con cái