Mô hình đào tạo nào cho học sinh tài năng?

16/12/2023, 07:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chuyên gia đề xuất mô hình đào tạo học sinh tài năng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đánh giá trên thành tích học tập và hoạt động, cuộc thi, chương trình đã tham gia, đề cử từ bên liên quan... Xây dựng quy trình hướng dẫn giáo viên, phụ huynh về tiêu chuẩn, quy trình báo cáo phát hiện năng khiếu/tài năng và chu trình phát triển các dạng tài năng; nhận diện khó khăn tâm lý, khiếm khuyết của học sinh tài năng. Kết hợp đa dạng hình thức tuyển sinh (thi, xét tuyển).

Về phương pháp dạy học dành cho học sinh trường chuyên: Phương pháp tiếp cận môi trường học tập ở cấp độ lý thuyết nâng cao liên quan và dựa trên mô hình gồm các quy trình năng động cho từng cá nhân. Đồng thời, trường chuyên nên tiếp cận phương pháp linh hoạt, đa dạng nhằm thu hút học sinh chuyên.

Về chương trình đào tạo: Cần linh hoạt, đa dạng dành cho học sinh khối chuyên. Áp dụng chương trình giảng dạy, hướng dẫn dựa trên bằng chứng liên quan đến những học sinh có năng khiếu, tài năng và đáp ứng nhu cầu người học bằng cách lập kế hoạch, lựa chọn, điều chỉnh, tạo ra chương trình giảng dạy đáp ứng sự đa dạng.

Chương trình đào tạo hướng đến phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và ngoại ngữ; phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, tăng khả năng hoạt động thực tiễn. Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài để các trường chuyên tham khảo, vận dụng. Nội dung dạy học cần tinh giản theo hướng cơ bản và hiện đại, cập nhật với thế giới, coi trọng việc dạy cách học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Về đào tạo học sinh chuyên theo cá nhân hóa chương trình tăng tốc người học: Xây dựng các chương trình giáo dục cá nhân hóa phù hợp với tiềm năng từng cá nhân theo hướng linh hoạt, module hóa và cơ chế tăng tốc, học vượt cấp.

Về hệ thống kiểm tra đánh giá học sinh trường chuyên: Tổ chức kiểm tra đánh giá với nhiều hình thức, như: Sản phẩm của học sinh, làm việc nhóm, thuyết trình, quá trình học tập và bài kiểm tra định kỳ, hoạt động trải nghiệm, thực hiện nghiêm túc kiểm tra đánh giá. Kết nối mạng lưới cơ sở giáo dục để thu thập, quản lý danh sách học sinh năng khiếu, tài năng quốc gia từ các cuộc điều tra khảo sát toàn trường hằng năm, với mục đích có thể theo dõi và giám sát sự tiến bộ của các em.

Về đội ngũ: Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đội ngũ, đáp ứng nhu cầu về quy mô, chất lượng giáo dục trong các trường THPT chuyên.

Về hoạt động ngoại khóa, khoa học kết nối học sinh chuyên: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Về môi trường học tập: Phát triển dịch vụ hỗ trợ giáo dục tài năng ở cả 2 khía cạnh: Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng cá nhân giúp học sinh đạt được mục tiêu lớn nhất; giúp các em giảm nhẹ khiếm khuyết chức năng (với những tài năng có khó khăn về kỹ năng sống, đời sống, học tập).

Thầy Nguyễn Công Toản - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (giữa), Đại học Quốc gia Hà Nội cùng 4 học sinh tham dự đội tuyển Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) 2022. Ảnh: Thầy Nguyễn Công Toản cung cấp
Thầy Nguyễn Công Toản - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (giữa), Đại học Quốc gia Hà Nội cùng 4 học sinh tham dự đội tuyển Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) 2022. Ảnh: Thầy Nguyễn Công Toản cung cấp

Học tập mô hình quốc tế

- Ông có thể chia sẻ một số mô hình đào tạo, bồi dưỡng học sinh ưu tú trên thế giới hiện nay? Việt Nam học hỏi được gì từ những mô hình này?

- Một số mô hình giảng dạy thành công cho học sinh năng khiếu trên thế giới phải kể đến: Nhận diện và phát triển tài năng của Stanley; Bộ ba làm giàu toàn trường Renzulli; Người học chủ động/tự chủ; Ma trận Maker; Dạng lưới của Kaplan; Chương trình giảng dạy song song; Chương trình giảng dạy tích hợp của VanTassel-Baska; Trí tuệ ba hợp phần của Sternberg…

Ở Hoa Kỳ triển khai Chương trình Visa H1B, tuyển dụng và nhập khẩu nhân tài từ các nước khác đến làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đặc biệt. Đất nước này tạo các trung tâm công nghệ (thung lũng Silicon), môi trường nghiên cứu, chuyển giao, kinh doanh thuận lợi để thu hút nhân tài. Tại Cộng hòa liên bang Đức có chương trình Blue Card, cũng tương tự như Visa H1B của Mỹ.

Trung Quốc: Cơ chế phát hiện đánh giá nhân tài đặt trọng tâm vào trách nhiệm nghề nghiệp, khát khao cống hiến sau đó mới đến năng lực, thành tích, bằng cấp... Các chương trình lớn như: Kế hoạch trăm người; thu hút nhân tài kiệt xuất từ nước ngoài; đội sáng tạo hợp tác quốc tế, thu hút nhân tài đóng góp lớn trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, truyền dẫn nhiệt độ cao, sinh học gen di truyền...

Việt Nam có thể học tập mô hình quốc tế, tạo điều kiện về chính sách, xây dựng đề án kế hoạch thu hút nhân tài kiệt xuất. Theo đó, xây dựng cơ chế phát hiện đánh giá nhân tài chủ yếu dựa vào yêu cầu về trách nhiệm đối với nghề nghiệp, sau đó mới xét tới năng lực, thành tích. Từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá nhân tài, khắc phục tình trạng quá coi trọng bằng cấp, chú trọng vào năng lực thực tế và tiềm năng phát triển để đánh giá.

Tuyển chọn nhân tài không phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch. Đồng thời, điều tiết thu nhập trong các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước một cách hài hòa, thúc đẩy cải cách hệ thống tiền lương. Kiện toàn chính sách khuyến khích trung và dài hạn, như chế độ về ưu đãi tiền lương, chức vụ, phúc lợi xã hội...

Bên cạnh đó, đầu tư đúng mức cho viện nghiên cứu khoa học, trường học, chế độ y tế công cộng; quản lý nhân tài cùng việc chuẩn hóa, giảm bớt các hoạt động, thủ tục hành chính và lệ phí để tạo điều kiện, thu hút, giữ chân người tài. Chúng ta cần xây dựng tiêu chí đánh giá nhân tài đúng và rõ ràng (đặt trọng số vào trách nhiệm đạo đức, khát khao cống hiến trước các yếu tố khác…). Phát hiện sớm nhân tài tiềm năng dựa trên: Năng lực học thuật; tư duy sáng tạo; nghị lực ý chí và khát vọng cống hiến; bồi dưỡng họ để trở thành nhân tài.

Khảo sát của PGS.TS Trần Thành Nam và cộng sự thực hiện trên 2.079 học sinh THPT chuyên; trong đó có 1.234 em (45,6%) ở TP Hà Nội; 634 em (23,4%) khu vực TP Hồ Chí Minh; 16,0% (434) em tại TP Đà Nẵng; 15,0% (407) em tỉnh Nghệ An.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/mo-hinh-dao-tao-nao-cho-hoc-sinh-tai-nang-post664213.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/mo-hinh-dao-tao-nao-cho-hoc-sinh-tai-nang-post664213.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mô hình đào tạo nào cho học sinh tài năng?