Mỗi năm nên sàng lọc 1 lần để loại trừ nguy cơ ung thư phổ biến ở nam giới

05/01/2024, 19:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc.

Mặc dù chúng ta đều biết, việc phát hiện sớm bệnh ung thư sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công cho căn bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khi phát hiện ra bệnh ung thư phổi thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối. Vì sao lại có những trường hợp như vậy?

Theo các bác sỹ chuyên gia của bệnh viện K, có 2 lý do dẫn đến các trường hợp kể trên. Đầu tiên, là do thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân còn thấp. Đa số chúng ta thường đến bệnh viện khi thấy các hiện tượng của bệnh trở nên nặng và không thể tự chữa ở nhà. Chính vì tâm lý sợ bệnh viện, sợ khám bệnh đó đã khiến cho nhiều người không thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.

Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư phổi cũng khá khó để nhận ra và thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Do đó, cần lưu ý một số triệu chứng thường gặp của giai đoạn sớm bệnh ung thư phổi dưới đây:

- Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.

- Thường xuyên thấy đau ngực.

- Ho ra máu.

- Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.

- Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.

- Phù nề vùng mặt và cổ.

- Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.

- Mệt mỏi.

Chẩn đoán bệnh ung thư phổi như thế nào?

Trong trường hợp bạn phát hiện ra mình có những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi kể trên, hãy tới ngay các bệnh viện lớn để kiểm tra và xét nghiệm. Sàng lọc và phát hiện sớm có vai trò quyết định hiệu quả điều trị ung thư phổi.

Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi luôn được đặt lên hàng đầu. Sàng lọc là tìm kiếm ung thư trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì. Sàng lọc giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn cho việc điều trị. Bởi vì khi bệnh nhân đã có triệu chứng, ung thư có thể đã bắt đầu lan rộng.

Bác sĩ khuyên sàng lọc bệnh mỗi năm một lần. Ngừng sàng lọc khi người có nguy cơ đã hơn 80 tuổi, ngừng hút thuốc trên 15 năm và đã sàng lọc nhiều lần trong quãng thời gian đó nhưng không phát hiện bệnh, hoặc có các vấn đề sức khỏe làm hạn chế tuổi thọ, hạn chế khả năng phẫu thuật phổi (ví dụ bệnh tim mạch nặng, suy thận nặng... ).

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/ai-co-nguy-co-mac-loai-ung-thu-pho-bien-dung-thu-2-o-nam-gioi-c62a1518294.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/ai-co-nguy-co-mac-loai-ung-thu-pho-bien-dung-thu-2-o-nam-gioi-c62a1518294.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi năm nên sàng lọc 1 lần để loại trừ nguy cơ ung thư phổ biến ở nam giới