Một đoạn 3,6 km Vành đai 2 TP.HCM 'ngốn' gần 10.000 tỷ đồng

Theo Đình Nguyên | 05/08/2023, 16:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu không làm sớm, rất có thể tổng mức đầu tư 1 đoạn đường nằm trong hệ thống đường Vành đai 2 TP.HCM sẽ lại đội vốn.

Tại nút giao Bình Thái được thiết kế dạng thức nút giao hoa thị hoàn chỉnh đường Vành đai 2 vượt trên đường Võ Nguyên Giáp, các nhánh hoa thị kết nối với tuyến chính đường Võ Nguyên Giáp, đường song hành đi dưới các nhánh hoa thị bằng các hầm chui. Trong đó, cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp dài hơn 216 m, rộng 20,5m. Đường Đặng Văn Bi, Đỗ Xuân Hợp và các đường nhánh kết nối vào đường Vành đai 2 sẽ được nâp cấp, cải tạo…

Dự án này được dự kiến thực hiện trong giai đoạn năm 2023-2027. Trong đó Sở GTVT TP.HCM đề xuất lập và trình chủ trương đầu tư vào quý III năm nay; khởi công xây dựng, hoàn thành đưa vào khai thác từ quý II/2025- quý IV/2026.

Ngoài đoạn đang đề xuất đầu tư nêu trên, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP. Thủ Đức), dài 2,7 km đã được triển khai từ năm 2017 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng song cũng chưa xong.

Còn đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng, dài 2,8 km tổng vốn hơn 8.400 tỷ đồng và đoạn từ QL1 đến đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3km tổng vốn hơn 9.200 tỷ đồng đang chờ TP.HCM cân đối nguồn vốn.

Vành đai 2 TP.HCM là tuyến đường bộ đô thị cấp 1 vòng tròn ở TP.HCM. Được quy hoạch từ năm 2007, có quy mô từ 6-10 làn xe, chiều rộng trung bình 35 m. Điểm đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái (TP. Thủ Đức) nối vào nút giao Gò Dưa (TP. Thủ Đức), điểm cuối ra QL1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường vòng quanh TP.HCM.

Sau hơn 15 năm triển khai, tuyến đường này mới hoàn thành được hơn 50 km với các đoạn từ cầu vượt Gò Dưa trên QL1 đến vòng xoay An Lạc (huyện Bình Chánh); đoạn từ nút giao Bình Thuận (đường Nguyễn Văn Linh với đường dẫn lên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, huyện Bình Chánh) đến cầu Phú Hữu (TP. Thủ Đức).

Về nguyên nhân, việc chậm khép kín đường Vành đai 2 chủ yếu là do vướng công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều năm qua, chính quyền TP.HCM luôn đặt mục tiêu khép kín, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.

Theo Nhà đầu tư
https://nhadautu.vn/mot-doan-36-km-vanh-dai-2-tphcm-ngon-gan-10000-ty-dong-d78719.html
Copy Link
https://nhadautu.vn/mot-doan-36-km-vanh-dai-2-tphcm-ngon-gan-10000-ty-dong-d78719.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một đoạn 3,6 km Vành đai 2 TP.HCM 'ngốn' gần 10.000 tỷ đồng