Một kỹ năng mà đứa trẻ EQ cao nào cũng có, cha mẹ nhất định phải dạy trước khi con vào lớp 1

Đông, | 06/11/2023, 09:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cha mẹ của những đứa trẻ thông minh nhất sẽ dạy con kỹ năng này từ nhỏ.

Qua nhiều năm hướng dẫn các bậc cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc về sự phát triển của trẻ nhỏ, bà Lauren Stauble - trợ lý giáo sư về giáo dục mầm non tại Cao đẳng Cộng đồng Bunker Hill và là đồng tác giả của cuốn sách Con Người Nhỏ Bé, Cảm Xúc Lớn, đã nhận được rất nhiều câu hỏi về cách nuôi dạy những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao.

Những đứa trẻ sở hữu EQ cao có những cách để điều hướng cảm xúc và tạo dựng các mối quan hệ của mình một cách lành mạnh và an toàn. Các yếu tố chính để tạo nên một đứa trẻ có EQ cao bao gồm tự nhận thức, tự điều chỉnh và động lực. Nhưng đáng ngạc nhiên, nhiều ông bố bà mẹ lại bỏ qua yếu tố đồng cảm khi nuôi dạy con. Cha mẹ của những đứa trẻ thông minh nhất về mặt cảm xúc sẽ làm gương và dạy cho con họ bốn kỹ năng đồng cảm khi còn nhỏ:

1. Cách tiếp nhận những quan điểm khác nhau

Khi tiếp cận một vấn đề, sẽ có nhiều quan điểm được đưa ra. Khi một đứa trẻ nhìn một chiếc áo và nói: "Nó cũ quá, con không thích. Con muốn một chiếc áo sơ mi khác", cha mẹ có thể "làm mẫu" bằng cách tin rằng quan điểm của con là đúng: "Chiếc áo đó khiến con cảm thấy không thoải mái và con muốn thay đổi nó à?".

Việc cha mẹ cần làm lúc này không phải là thuyết phục con rằng chiếc áo đó hoàn toàn thoải mái và nhắc nhở rằng con đã từng mặc nó trước đây. Mà cha mẹ hãy bước ra ngoài và trở thành nhân chứng cho trải nghiệm con đang thực sự nhìn thấy, sờ thấy.

2. Làm thế nào để tránh bị phán xét

Điều này có nghĩa là cha mẹ tự điều chỉnh để có thể nhìn nhận trải nghiệm của trẻ một cách không thiên vị. Do đó, cha mẹ nên tránh phán xét những suy nghĩ của con. Phụ huynh đơn giản là nên để ý xem điều gì khiến con cảm thấy khó chịu.

Một kỹ năng mà đứa trẻ EQ cao nào cũng có, cha mẹ nhất định phải dạy trước khi con vào lớp 1 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3. Cách nhận biết cảm xúc

Nhận biết cảm xúc là kết nối với những gì con bạn đang cảm thấy chứ không phải tại sao chúng lại cảm thấy như vậy. Do đó, khi con tỏ ra buồn bã hay thậm chí là khó chịu với cha mẹ, hãy dành một chút thời gian để nói chuyện và hiểu rõ về những gì chúng đang cảm nhận. Sau đó nhớ lại và chia sẻ khoảng thời gian cha mẹ từng đối mặt với cảm xúc tương tự con đang trải qua, để có thể dễ dàng kết nối với con hơn. Điều này dạy trẻ cho biết rằng nếu bản thân biết cảm giác thất vọng là như thế nào, con có thể chọn cách đồng cảm với cảm giác đó, bất kể lý do tại sao người khác lại cảm thấy như vậy.

4. Cách truyền đạt sự thấu hiểu

Truyền đạt sự thấu hiểu của chúng ta về cảm xúc là khi sự kết nối diễn ra, khi chúng ta có cơ hội nói: "Mẹ hiểu con mà. Điều đó thật khó khăn với con". Điều này thật tuyệt vời vì cha mẹ đang không cố gắng thuyết phục con bớt buồn hay thất vọng, mà họ hiện diện trước nỗi đau của con vì bản thân họ đang thực sự đang lắng nghe.

Bí quyết để dạy sự đồng cảm cho con trẻ là thể hiện nó ra bên ngoài

Cũng giống như việc chúng ta xây dựng khả năng thích ứng bằng cách cùng thích ứng và điều chỉnh với trẻ trước những khó khăn thử thách, chúng ta dạy con về EQ bằng cách đáp lại trẻ với sự đồng cảm.

Hãy luôn kết nối với con và suy nghĩ về những thông điệp con đang muốn truyền tải qua từng hành động, lời nói... Hãy tin tưởng rằng con đã, đang và sẽ trở thành những người tử tế và có ích cho xã hội nhưng con không hoàn hảo và con cũng có thể phạm những sai lầm. Khi làm điều này, phụ huynh bằng một cách nào đó sẽ giúp trẻ hiểu được rằng tình yêu của bạn dành cho chúng là vô điều kiện. Và cuối cùng, hãy nhớ dừng lại để nói "Cha mẹ yêu con" bởi không có gì khiến trẻ hạnh phúc nhiều hơn tình yêu thương mà phụ huynh dành cho chúng.

Một kỹ năng mà đứa trẻ EQ cao nào cũng có, cha mẹ nhất định phải dạy trước khi con vào lớp 1 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo CNBC

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một kỹ năng mà đứa trẻ EQ cao nào cũng có, cha mẹ nhất định phải dạy trước khi con vào lớp 1