Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Estonia Kaia Kallas và một số chính trị gia khác đã được nêu tên. Trong số các ứng cử viên khác trong quân đội có ông Wallace. Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận được sự ủng hộ Thủ tướng Anh Rishi Sunak, người đã thảo luận về vấn đề này trong chuyến thăm Mỹ gần đây khi hội đàm với Tổng thống Joe Biden.
Có lẽ Mỹ không hài lòng với việc ông Wallace, giống như bà Kallas và Frederiksen, được coi là những người ủng hộ quá trình hội nhập châu Âu – Đại Tây Dương nhanh chóng của Ukraine, vốn bị một số quốc gia thành viên của NATO phản đối, đặc biệt là Pháp.
Như ông Wallace đã nói trong cuộc phỏng vấn: "Người kế nhiệm ông Stoltenberg sẽ phải nhận được sự ủng hộ từ cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden”. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte là ứng cử viên “lý tưởng” với Washington. Nhưng ông Rutte không muốn trở thành Tổng Thư ký NATO.
Bên cạnh đó, có một vấn đề nữa không có lợi cho những thay đổi trong NATO: trong tương lai gần, Lầu Năm Góc sẽ phải giải trình với các nghị sĩ Mỹ. Theo tờ The Hill, một nhóm thượng nghị sĩ, thuộc cả Cộng hòa và Dân chủ, đã đưa ra dự luật kiểm toán chi tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ, giải thích sự cần thiết của điều này khi nghi ngờ rằng các nhà thầu của Lầu Năm Góc đã thổi phồng chi phí một cách có hệ thống.
Điều này đặc biệt quan trọng vì chi tiêu quốc phòng của Mỹ là rất lớn. Nếu cuộc kiểm toán cho thấy tổ hợp công nghiệp – quốc phòng của Mỹ đã cố tình thổi phồng chi tiêu của mình, nó sẽ khiến chính quyền Biden rơi vào thế khó trong cuộc đối thoại với các đồng minh ở châu Âu.
Nhà Trắng luôn khẳng định rằng tất cả các thành viên NATO, theo gương của Mỹ, tăng chi tiêu quốc phòng của họ lên 2% GDP. Hiện chỉ có 7 trong số 30 thành viên của liên minh đáp ứng tiêu chí này. Điều đó sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán của Tổng thư ký NATO. Ông Stoltenberg nổi tiếng là người có thể tìm thấy tiếng nói chung.
Vấn đề cuối cùng, hiện đang có một cuộc tranh luận lớn trong NATO về việc nên cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine trong bao lâu. Việc đào tạo phi công Ukraine đã bắt đầu ở một số quốc gia. Và những trở ngại pháp lý đối với việc cung cấp F-16 vẫn chưa được loại bỏ. Điều này có thể được giải quyết bởi nước sản xuất là Mỹ.
Nhưng chính quyền Biden rõ ràng không muốn thực hiện một bước triệt để như vậy, nghĩa là cung cấp cho Ukraine các thiết bị giúp quân đội nước này "ngang hàng" với quân đội của các thành viên NATO. Điều đó cũng sẽ phụ thuộc vào quan điểm của Tổng thư ký NATO: Liệu người kế nhiệm mới sẽ ủng hộ đường lối của Nhà Trắng, như ông Stoltenberg hiện tại, hay sẽ đứng về phía những người chỉ trích.