Ngày 25/9 bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau cơ, co giật, đến 21 giờ cùng ngày, thấy bệnh ngày càng nặng, chủ xưởng gỗ bóc đã đưa lên viện khám và nhập viện.
Sáng ngày 26/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các bác sĩ Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện điều tra và lấy mẫu xét nghiệm, chuyển mẫu đến Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương để xét nghiệm và chờ kết quả.
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn, vết cào, hoặc vệt liếm của con vật bị bệnh dại lên vùng da tổn thương. Dấu hiệu của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Người đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật bị bệnh dại lên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên người có thể hoàn toàn phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin hay huyết thanh kháng dại.
Thời gian phát bệnh dại phụ thuộc vào vị trí bị cắn. Theo đó, vị trí vết cắn càng gần thần kinh trung ương ở vùng đầu hoặc đầu dây thần kinh (đầu các ngọn chi), virus sẽ phát tán và tấn công lên não nhanh hơn, khiến bệnh phát nhanh hơn. Vì thế, người bị chó/mèo cắn ở vùng đầu mặt cổ cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.