Ngoài ra, trẻ thiếu tình thương của cha mẹ, không có cảm giác an toàn và tin tưởng vào cha mẹ cũng có biểu hiện ngại ngùng khi tiếp xúc với người lạ.
2. Trẻ yêu thích 1 thứ nào đó và luôn giữ bên mình
Nếu một đứa trẻ đặc biệt thích một thứ nào đó như khăn bông, búp bê... từ nhỏ cho tới lớn, thường ôm ngủ vào ban đêm, đó là dấu hiệu của sự thiếu an toàn. Trẻ còn có xu hướng thích cuộn tròn khi ngủ hoặc chui vào một góc nhỏ để ngủ vì có cảm giác được an toàn. Tư thế ngủ cũng giống như trong bụng mẹ.
Đối với một số trẻ, do cha mẹ không ở bên cạnh thường xuyên nên đôi khi mẹ sẽ cho trẻ một món đồ chơi. Trẻ coi món đồ chơi đó như thứ thân thiết nhất thay thế cha mẹ, nếu ngủ mà có đồ chơi bên cạnh trẻ sẽ an tâm ngủ hơn.
3. Trẻ không có hứng thú với bất cứ thứ gì
Ngoài ra, đứa trẻ chán nản vô cớ và không có hứng thú với bất cứ điều gì. Điều này có thể là do trẻ mặc cảm, tự ti, lúc này cha mẹ cần nói chuyện với con để hiểu nguyên nhân.
Nếu trẻ có những triệu chứng này chứng tỏ trẻ có lòng tự trọng thấp và thiếu cảm giác an toàn. Lúc này, cha mẹ nên tự nhìn nhận lại bản thân, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Trong trường hợp cha mẹ bỏ mặc con mình như vậy, khi trẻ lớn lên chúng sẽ gặp một số vấn đề về giao tiếp, kỹ năng xã hội, ảnh hướng lớn tới tương lai.
Việc cha mẹ dành nhiều thời gian cho con cái có thể phần nào giúp con thay đổi được những vấn đề về lòng tự trọng và cảm giác bất an, có như vậy trẻ mới lớn lên được khỏe mạnh và hạnh phúc.