Ông cũng tuyên bố rằng “các biện pháp bổ sung” có thể được thực hiện trong tương lai để đảm bảo an ninh của hai nước.
Đáp lại, ông Khrenin nói rằng thỏa thuận “sẽ là một phản ứng hiệu quả trước những chính sách hiếu chiến từ các nước thù địch”. Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga tới Belarus sẽ khiến các cường quốc phương Tây điều chỉnh lại hoạt động trong khu vực.
Vị bộ trưởng ca ngợi thỏa thuận là bằng chứng về tầm quan trọng “chiến lược” của mối quan hệ Nga-Belarus.
Cùng ngày, Mỹ đã lên tiếng về thỏa thuận hạt nhân của Moscow và Minsk. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Washington lên án mạnh mẽ thỏa thuận nhưng không thấy lý do khiến Mỹ phải điều chỉnh tư thế hạt nhân của mình, theo hãng tin Reuters.
“Đây là ví dụ mới nhất về hành vi vô trách nhiệm mà chúng ta thấy từ Nga kể từ cuộc chiến ở Ukraine hơn 1 năm trước” - người phát ngôn nói, nhắc lại lời cảnh báo của Washington rằng việc sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân trong cuộc xung đột sẽ nhận lại “hậu quả nghiêm trọng”.
“Chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh tư thế hạt nhân chiến lược của mình hoặc bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân” - ông nói thêm.