Ngày họp lớp, 3 học sinh từng là niềm tự hào đều vắng mặt, nghe lý do thầy giáo liền bật khóc

Nguyễn Phượng, | 09/11/2023, 13:24
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày họp lớp kỷ niệm 15 năm ra trường, 3 học sinh mà thầy An đặt nhiều kỳ vọng nhất đều vắng mặt. Hai người vướng vòng lao lý, một người thất bại đến mức đầu óc không còn minh mẫn.

Gặp nhau trong ngày công bố kết quả, thầy giáo An cười: "Cô thấy đấy, phương pháp dạy của tôi đâu có gì sai. Tôi đã tiếp sức mạnh cho học sinh để chiến đấu".

Cô giáo Minh buồn bã đứng dậy "Thời gian còn dài, chúng ta cứ chờ tiếp xem sao".

***

10 năm sau, trong ngày kỷ niệm 10 năm ra trường,

Trong ngày kỷ niệm 10 năm ra trường, hai lớp học sinh năm nào của cô giáo Minh và thầy giáo An cũng có mặt.

Học sinh lớp thầy An giờ đây rất thành đạt, nhiều người đến họp lớp bằng ôtô hiện đại. Đặc biệt, anh chàng điểm thấp Lâm giờ đã là phó chủ tịch huyện. Một số khác làm ở những tập đoàn lớn, có bạn đi học tiến sĩ ở Mỹ.

Còn lớp cô Minh không có thành tích nổi bật như vậy. Ngoài một học sinh giờ trở thành phó tổng biên tập một tờ báo, còn lại rất nhiều học sinh cũ đều là những công nhân viên chức bình thường, hoặc làm việc tự do buôn bán nhỏ lẻ.

Đang nói chuyện vui vẻ cùng mọi người, thầy An chợt nhận ra sự vắng mặt của Cường – cậu học sinh xuất sắc nhất 10 năm trước.

Trong khi đó, học sinh giỏi nhất lớp cô Minh lại đến họp lớp bằng chiếc xe đạp. Cậu ấy cười khoe chiếc xe đạp này do chính mình làm ra và hiện anh đang mở một cửa hàng sửa xe đạp.

Khi buổi họp lớp gần kết thúc, các học sinh lớp thầy An tíu tít bên thầy, nói lời cảm ơn vì thầy đã truyền cho họ tinh thần "phải thành công bằng mọi giá". Đi qua lớp thầy Văn, cô Minh bỗng chạnh lòng "Chẳng nhẽ, phương pháp đó là đúng hay sao?".

***

5 năm sau, buổi họp lớp lần 2 kỷ niệm 15 năm ra trường được tổ chức.

Lần này, lớp của thầy An có 3 học sinh không đến. Người đầu tiên là Lâm, người 5 năm trước từng là phó chủ tịch huyện. Vì tranh chức đoạt quyền, mưu hại đồng nghiệp nên người đàn ông này đang phải ngồi tù cho hành động sai trái của mình.

Người thứ hai là Cường, bởi luôn ám ảnh phải thành công hơn người, anh ta mở hết công ty này sang công ty khác nhưng đều thất bại. Hiện do đầu óc không bình thường nên Cường đang phải ở viện tâm thần.

Người thứ ba là lớp trưởng Thu Hà. Người phụ nữ này cũng đang bị bắt giam vì ăn cắp công nghệ của công ty khác.

Còn lớp cô Minh có hai người không đến.

Một là người đàn ông năm xưa khoe chiếc xe đạp mình tự làm. Hiện anh đang ở nước ngoài để làm kỹ thuật viên cao cấp cho một hãng xe đạp của Đức. "Chuyên gia hãng xe đó rất thích thợ lành nghề như em, nên em đang ở bên này, không có cơ hội gặp lại cô", người đàn ông nhắn cho cô Minh.

Ngày họp lớp, 3 học sinh từng là niềm tự hào đều vắng mặt, nghe lý do thầy giáo liền bật khóc - Ảnh 3.

Giáo sư Tiền Văn Trung - chuyên gia giáo dục trẻ em hàng đầu của Trung Quốc

Người thứ hai là phó tổng biên tập báo. Cô gái này hiện đang đi công tác ở nước ngoài nên không kịp về.

Nhận được tin tức về học sinh cũ, thầy An ngồi thụp xuống đất. Cô Minh đến bên cạnh, nhẹ nhàng nói: "Thầy à, không phải ai cũng có thể trở thành anh hùng. Cuộc sống và công việc yên bình là lựa chọn của hầu hết mọi người. Điều tôi muốn nói với anh từ lâu là: Để trở thành anh hùng không phải cứ giẫm đạp lên người khác để đứng lên".

Thầy An vẫn cúi đầu, nước mắt rơi lã chã.

Câu chuyện trên có ý nghĩa rất sâu sắc trong cách nuôi dạy con của cha mẹ thời hiện đại: Bản chất của giáo dục không chỉ là giảng dạy, truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục con người.

"Ngày nay rất nhiều bậc phụ huynh đang giáo dục con theo tư duy thực dụng làm trẻ em mất đi sự hồn nhiên và đánh mất luôn cả linh hồn của chúng", chuyên gia giáo dục hàng đầu Trung Quốc Tiền Văn Trung nói.

Theo ông Trung, bố mẹ đừng nên áp đặt sức mạnh của con người được đo bằng tiền bạc hay danh vọng, bởi trẻ sẽ dùng một đôi mắt thực dụng nhìn cuộc sống, bằng mọi cách phải đạt được những thứ mà mình muốn, dù đó là cách xấu nhất.

"Giáo dục của chúng ta nên nhìn xa hơn về lâu dài. Ngày nay, điều chúng ta cần cố gắng là làm sao để con trẻ khỏe mạnh cả về tâm lý và sinh lý. So với việc nuôi dưỡng một bộ máy kiếm tiền, điều bố mẹ cần là một người con không ích kỷ và luôn tự lập".

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/ngay-hop-lop-3-hoc-sinh-tung-la-niem-tu-hao-deu-vang-mat-nghe-ly-do-thay-giao-lien-bat-khoc-193231109103423208.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/ngay-hop-lop-3-hoc-sinh-tung-la-niem-tu-hao-deu-vang-mat-nghe-ly-do-thay-giao-lien-bat-khoc-193231109103423208.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày họp lớp, 3 học sinh từng là niềm tự hào đều vắng mặt, nghe lý do thầy giáo liền bật khóc