Nghề dệt chiếu cói ở nơi từng là thương cảng nức tiếng miền Trung

17/04/2024, 20:59
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Phố Thu Xà xưa là một thương cảng sầm uất, đây còn được xem là cái nôi của rất nhiều nghề truyền thống ở Quảng Ngãi, trong đó có nghề dệt chiếu.

Theo Địa chí Quảng Ngãi, từ thế kỷ XV nghề dệt chiếu đã đi theo những người nông dân Thanh Hóa vào vùng đất xứ Quảng và sau đó hình thành làng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Theo Địa chí Quảng Ngãi, từ thế kỷ XV nghề dệt chiếu đã đi theo những người nông dân Thanh Hóa vào vùng đất xứ Quảng và sau đó hình thành làng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Làng nghề dệt chiếu Thu Xà (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa) là một trong những làng nghề chiếu đầu tiên ở Quảng Ngãi. Các làng nghề dệt chiếu xưa thường nằm ở vùng ven biển, do nơi đây trồng được nguyên liệu cho nghề, đó là cây cói (lác).
Làng nghề dệt chiếu Thu Xà (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa) là một trong những làng nghề chiếu đầu tiên ở Quảng Ngãi. Các làng nghề dệt chiếu xưa thường nằm ở vùng ven biển, do nơi đây trồng được nguyên liệu cho nghề, đó là cây cói (lác).
Chiếu Thu Xà nổi tiếng dày, nhiều màu đẹp, bán ở thị trường các tỉnh miền Nam, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chiếu Thu Xà nổi tiếng dày, nhiều màu đẹp, bán ở thị trường các tỉnh miền Nam, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự sầm uất của thương cảng Thu Xà, nghề dệt chiếu có quãng thời gian buôn bán hưng thịnh.
Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự sầm uất của thương cảng Thu Xà, nghề dệt chiếu có quãng thời gian buôn bán hưng thịnh.
Trải qua biến thiên của thời gian, thương cảng Thu Xà không còn nữa nhưng nghề dệt chiếu cói vẫn được truyền nối cho đến ngày nay. Toàn xã còn 11 hộ buôn bán và sản xuất chiếu cói.
Trải qua biến thiên của thời gian, thương cảng Thu Xà không còn nữa nhưng nghề dệt chiếu cói vẫn được truyền nối cho đến ngày nay. Toàn xã còn 11 hộ buôn bán và sản xuất chiếu cói.
Bà Lê Thị Cơ chủ một cơ sở cho biết, theo thời gian những ruộng cói ở Nghĩa Hoà dần bị thay thế bởi những hồ tôm, buộc các hộ sản xuất như bà phải nhập cói từ các tỉnh khác về, chi phí vì thế mà tăng lên nhiều lần và nhiều người bỏ nghề.
Bà Lê Thị Cơ chủ một cơ sở cho biết, theo thời gian những ruộng cói ở Nghĩa Hoà dần bị thay thế bởi những hồ tôm, buộc các hộ sản xuất như bà phải nhập cói từ các tỉnh khác về, chi phí vì thế mà tăng lên nhiều lần và nhiều người bỏ nghề.
Bà Trần Thị Lợi (62 tuổi) là đời thứ 5 của gia đình gắn với nghề dệt chiếu. Theo bà, nghề này lắm công phu nhưng thu nhập lại không cao. Dẫu vậy, bà vẫn quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của tổ tiên để lại.
Bà Trần Thị Lợi (62 tuổi) là đời thứ 5 của gia đình gắn với nghề dệt chiếu. Theo bà, nghề này lắm công phu nhưng thu nhập lại không cao. Dẫu vậy, bà vẫn quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của tổ tiên để lại.
Hiện cơ sở của bà Lợi tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động tại địa phương.
Hiện cơ sở của bà Lợi tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động tại địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề dệt chiếu cói ở nơi từng là thương cảng nức tiếng miền Trung