Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần nuôi dưỡng tiềm năng của trẻ để phát triển tài năng. Hãy chú ý đến những khía cạnh mà trẻ quan tâm và cho trẻ thử sức với nhiều hoạt động, kiến thức đa dạng để mở rộng tầm nhìn và cách tư duy. Cha mẹ cũng có thể giúp con khám phá và phát triển tài năng cũng như sở thích của bản thân thông qua sự hướng dẫn và khuyến khích.
Trong giai đoạn này, cha mẹ cần có nhiều thay đổi để hòa hợp với con. Giai đoạn từ 7 -10 tuổi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời cũng là cơ hội cuối cùng để trẻ trở nên thông minh hơn.
Ở giai đoạn này, cha mẹ cần sử dụng ngôn ngữ ít ra lệnh và dùng nhiều hướng dẫn, thảo luận hơn để giao tiếp với con. Đồng thời, cha mẹ nên cho con đủ tự do, tự chủ để tự quyết định và tự quản lý cuộc sống cũng như việc học tập của mình. Điều này có lợi cho việc trau dồi kỹ năng độc lập và tự quản lý của trẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tập trung trí não của trẻ.
(Ảnh minh hoạ)
Sau khi một đứa trẻ lên 7 tuổi, trẻ sẽ thích “Con muốn tự mình làm việc đó hơn”. Trẻ không thích cha mẹ cằn nhằn, thúc giục, quản thúc mọi việc.
Chẳng hạn như thay vì cha mẹ nói “Mau làm bài tập đi, đừng trì hoãn cho đến khi đi ngủ” bằng: “Cha/mẹ lo con không làm bây giờ thì sẽ trì hoãn đến giờ đi ngủ, nhưng con vẫn cần phải đi ngủ đúng giờ để mai dậy sớm đi học".
Một giáo sư tại Đại học Stanford đã từng nói: “Giáo dục mầm non và sự đồng hành là khoản đầu tư hiệu quả nhất trong cuộc đời của cha mẹ!”. Cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm, những bước ngoặt trong quá trình phát triển trí não của con, đồng thời sử dụng các phương pháp khoa học để hướng dẫn, hỗ trợ con. Thông qua sự quan sát cẩn thận và sự hướng dẫn kiên nhẫn, những đứa trẻ đều trở nên thông minh hơn, tập trung hơn và sớm đạt được thành công, hạnh phúc.