Học sinh trường THPT chuyên Sơn La (Nguồn: Media Club - CLB Truyền thông Chuyên Sơn La)
Trong khi đó, tầm nhìn học tập suốt đời của TP.HCM là xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện và hiện đại được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số. Trong mục tiêu trung hạn, thành phố đảm bảo khả năng đọc viết và kỹ năng cơ bản cho tất cả mọi người, thúc đẩy học tập có áp dụng kỹ thuật số và duy trì các mô hình học tập dựa vào cộng đồng hiệu quả. Các mục tiêu dài hạn bao gồm cung cấp khả năng tiếp cận bình đẳng với các hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt. Trong khuôn khổ GNLC của UNESCO, thành phố sẽ tập trung vào việc đạt được sự công nhận quốc tế, huy động các nguồn lực để thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời và tham gia trao đổi kiến thức toàn cầu.
"Chuyển đổi thành phố thành trung tâm dịch vụ công nghiệp hiện đại; dẫn đầu nền kinh tế số; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của cả nước; chiếm vị trí nổi bật ở Đông Nam Á", ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.
Hiện nay, Việt Nam có tổng số 5 thành phố được công nhận là thành viên "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu". Trước đó, năm 2020, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) và thành phố Vinh (Nghệ An), đã vinh dự được công nhận là thành viên mạng lưới này và năm 2022, Việt Nam có thêm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được công nhận là thành viên mạng lưới.
Theo unesco.org, tổng hợp