Người mẹ tần tảo của những đứa trẻ kém may mắn

Hồng Hải | 25/03/2023, 10:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa trở thành mái ấm hạnh phúc giúp đỡ hơn 500 người khuyết tật tìm thấy giá trị bản thân, lan tỏa điều tích cực.

“Dạy trẻ bình thường khó một thì trẻ khuyết tật khó mười. Nhưng thấy các em vui vẻ, dần dần cởi mở đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Ban đầu chồng tôi cứ bảo sao lại thích “rước” khổ vào thân nhưng con người ai cũng một lần chết, mình sống sao cho cuộc đời thêm ý nghĩa….” bà Hoa trải lòng.

Những trái tim tràn trề nhựa sống…

Người mẹ tần tảo của những đứa trẻ kém may mắn ảnh 2

Sảm phẩm thủ công được tạo ra từ đôi tay, đôi chân khéo léo của người khuyết tật

Hiện tại, trung tâm có hơn 50 học viên, trong đó có 35 học viên nội trú và gần 20 học viên bán trú. Học viên ở đây hầu hết đều mang khiếm khuyết, thiểu năng trí tuệ, gặp trở ngại trong lao động.

Không được may mắn, chị Dương Thị Huyền (30 tuổi - Tân Yên, Bắc Giang) mắc u não khi mới 5 tuổi. Căn bệnh khiến tay phải của chị không hoạt động được, đa phần làm sinh hoạt bằng chân. Mặc cảm với cơ thể, chưa học hết lớp 1 chị đã xin nghỉ ở nhà. Chị cũng lấy chồng như bao người nhưng anh đã bỏ chị đi khi con của hai người 9 tháng tuổi. Để trang trải cuộc sống, chị Huyền đi khắp nơi tìm việc nhưng không ai nhận vì “nghĩ tay chân như thế thì làm gì”. Cuộc đời của chị bắt đầu mở sang trang mới khi gặp u Hoa.

“U Hoa tốt lắm, u giúp cuộc sống của tôi có thêm sắc màu mới. Tôi có thể tự lao động kiếm tiền, gửi tiền về cho gia đình mà không sợ ai chê cười. Cùng hoàn cảnh, mọi người ở trung tâm luôn coi nhau như anh chị em trong nhà” chị Huyền tâm sự.

Ngồi lặng lẽ ở một góc, Hoàng Văn Tú (26 tuổi, Bắc Giang) đang tỉ mỉ cuộn giấy tạo hình sản phẩm. Trò chuyện với chúng tôi, Tú chia sẻ gắn bó với trung tâm được 10 năm. Từ người mắc bệnh teo cơ, tưởng chừng không thể lao động nhưng đến với trung tâm anh được tự làm được đủ việc như làm thiệp, con dấu, gói giấy hay làm tranh,… Chân tay yếu nên mỗi sản phẩm, Tú mất 3-4 tiếng để hoàn thành, chậm hơn người khác 1-2 tiếng.

“Ngày đầu mới đến mình cảm thấy vô cùng khó khăn. May mắn được sự giúp đỡ của u Hoa và mọi người, mình có thể tạo ra sản phẩm có giá trị. Hàng tháng, mình cũng kiếm 300 -500 nghìn. Dù không nhiều nhưng thấy vui lắm, chí ít mình không phải người “thừa” trong xã hội” Văn Tú chia sẻ.

Không chỉ làm mẹ, bà Hoa còn trở thành bà mai mang hạnh phúc đến cho người khuyết tật. Tại đây, 26 cặp về chung một nhà và có những đứa con kháu khỉnh. Nhiều đôi, chọn trung tâm làm điểm tổ chức lễ cưới như vợ chồng anh Nguyễn Văn Thìn (quê Hà Tĩnh, bị ảnh hưởng chất độc da cam) và Dương Thị Vân (quê ở Lạng Sơn, bị khuyết tật 1 chân).

Kết thúc cuộc gặp lúc xế chiều, chúng tôi ra về nhưng trong lòng vẫn vương vấn hình ảnh người phụ nữ hiền hậu, nguyện làm tất cả vì những đứa con khiếm khuyết của mình. Với chúng tôi bà là một người giàu, giàu lòng nhân ái, trắc ẩn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nguoi-me-tan-tao-cua-nhung-dua-tre-kem-may-man-post631382.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nguoi-me-tan-tao-cua-nhung-dua-tre-kem-may-man-post631382.html
Bài liên quan
Cô giáo trẻ gắn bó với học sinh vùng cao Sơn La
Cô Cầm Thị Hoa (sinh năm 1991), Chủ nhiệm lớp 5, Trường Tiểu học xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, là người nhiệt huyết với công việc, luôn tìm tòi đổi mới trong công tác, sống giản dị, hòa đồng, được đồng nghiệp yêu quý, học sinh kính trọng, phụ huynh tin tưởng. Hằng năm, cô đều hoàn thành tốt các công việc được giao, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người mẹ tần tảo của những đứa trẻ kém may mắn