Một giáo sư tại Đại học Sư phạm Nam Kinh (Trung Quốc) từng nói: "Giáo dục chân chính là dù cha mẹ giàu có đến đâu cũng không vì thế mà nuông chiều con cái. Chẳng ai mà không trải qua thăng trầm cuộc sống. Trẻ cần được nuôi dạy theo cách bình thường, chứ không phải được đáp ứng đủ thứ".
(Ảnh minh họa)
Chỉ trong vòng 3 năm, lão Goriot đã tiêu tốn tài sản để đáp ứng những khoản chi tiêu xa hoa mà 2 cô con gái không ngừng đòi hỏi. Vì thế, lão trở nên khánh kiệt, phải sống trong cảnh nghèo khó, trong khi các con lão sống xa hoa. Không chấp nhận địa vị thấp hèn, 2 cô con gái đã đuổi lão ra khỏi nhà. Lão phải ra ở trong quán trọ của mị Vauquer. Lão cũng không thể tới thăm 2 con dù các con đều sống gần đó, đến nỗi lão không thể ăn tối với con trong suốt 4 năm. Thế nhưng, 2 cô con gái không bao giờ quên moi từng đồng xu cuối cùng của lão.
Khi cạn kiệt tiền, nằm chờ chết trên giường, lão vẫn khao khát muốn được gặp 2 con nhưng họ không chịu đến, chỉ sai người hầu đến lấy tiền. Cuối cùng, lão Goriot đáng thương cũng nhận ra các con của ông không hề yêu thương, quan tâm đến ông. Từ một doanh nhân, đến cuối đời, lão trở thành một ông già nghèo khổ, tuyệt vọng.
Như lão Goriot đã nói: "Mọi chuyện đều là lỗi của tôi. Tôi đã để họ chà đạp lên tôi". Chính sự nuông chiều con mù quáng đã khiến lão thành "máy rút tiền" của các con. Sự cho đi mà không đòi hỏi không khiến người được nhận không cảm thấy biết ơn mà chỉ khiến họ càng ngày càng đưa ra yêu cầu quá đáng, không có trách nhiệm.
Nhà giáo dục Makarenko từng nói: "Nếu trao tất cả cho con cái, hy sinh tất cả, kể cả hạnh phúc của chính mình thì đây chính là món quà đáng sợ nhất. Sự hy sinh của cha mẹ không tạo nên những đứa con biết báo đáp mà sẽ khiến trẻ sống lạnh lùng, vô tâm".
Món quà quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con cái không phải là tiền bạc mà là phương pháp giáo dục khoa học. Hãy nuôi dưỡng thái độ biết ơn và tính cách tốt cho con từ khi còn nhỏ để không phải chịu cái kết bi thảm như lão Goriot.